Lâm Đồng: Rừng tiếp tục bị phá

Lâm Đồng: Rừng tiếp tục bị phá
TP - Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, trung bình mỗi năm địa phương này có trên 50 ha rừng bị xóa sổ trước sự bất lực của chính quyền.
Lâm Đồng: Rừng tiếp tục bị phá ảnh 1
Rừng ở Đam Rông liên tục bị đốn hạ như thế này.

Báo cáo của UBND huyện cũng thừa nhận, từ đầu năm 2008 đến nay, trên địa bàn toàn huyện xảy ra 78 vụ chặt phá, lấn chiếm rừng và khai thác lâm sản trái phép, với tổng diện tích rừng thiệt hại trên 30 ha.

Được xem là điểm nóng nhất của tình trạng phá rừng tập trung tại các tiểu khu 176,177,178,179 xã Liêng Srônh; tiểu khu 235 xã Đạ K’nàng; tiểu khu 210,211,214,217 xã Phi Liêng; tiểu khu 186,189,189B xã Rô Men;  khu vực gần đèo Chuối và một số vùng giáp ranh với huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk thuộc các tiểu khu 36, 38 xã Đạ Tông…

Thống kê sơ bộ của huyện Đam Rông từ đầu năm 2005 đến nay, thiệt hại từ việc phá rừng tại địa phương này lên đến gần 3,5 tỷ đồng; ngành chức năng huyện đưa ra xử lý hơn 250 vụ với số tiền phạt là 1,3 tỷ đồng.

* Khan hiếm nước sạch và an toàn có thể dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh như tiêu chảy, sốt thương hàn, suy dinh dưỡng, các bệnh da liễu, ngộ độc thực phẩm và các biến chứng khác cao hơn.

Ví dụ - Hàng triệu người ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam  đang có nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Báo cáo Theo dõi Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng nếu mực nước biển dâng cao một mét, Việt Nam là nước chịu tác động nặng NHẤT trên thế giới – hàng triệu người sẽ bị mất đất đai nhà cửa.

Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO Vietnam)

So với các năm trước, tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ & Phát triển Rừng tại huyện Đam Rông sáu tháng cuối năm 2008 và ba tháng đầu 2009 không tăng về số vụ nhưng tính chất của từng trường hợp nghiêm trọng hơn nhiều.

Hành vi chặt phá lấn chiếm rừng không chỉ đơn thuần xảy ra với đồng bào dân tộc thiểu số như trước mà cả một số cán bộ cấp xã. Điển hình như tại xã Rô Men, nơi quản lý gần 1.000 ha rừng, ngay cả Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cũng tham gia phá rừng.

Sau khi phát hiện, chính quyền xã cũng chỉ xử lý bằng cách mời đối tượng lên nhắc nhở bởi, theo ông Trần Văn Tuyến, Chủ tịch UBND xã Rô Men “Bà con thiếu đất sản xuất nên tình trạng phá rừng  là tất yếu”.

Không riêng tại xã Rô Men, hiện nay ở các tiểu khu từ 211 đến 217 thuộc xã Phi Liêng; các tiểu khu 235- 236 thuộc xã Đạ K’nàng, nhiều diện tích rừng liên tục bị xóa sổ, thay vào đó là những rẫy cà phê xanh tốt.

Theo Ban Lâm nghiệp xã Đạ K’nàng, trong hai năm qua, rừng tại đây bị đốn hạ trên 27 ha. Tại Dạ M’rông, một xã có trên 800 ha rừng, hiện tượng nhà nhà đi đốt rừng làm rẫy diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật.

Ông Ma Rơ Wai Ya Hiêng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã than phiền, dù cố gắng, địa phương chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn.

Đạ Tông và Đạ Long, hai xã giáp ranh với huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk, phá rừng không chỉ dừng lại ở việc lấy đất sản xuất. Nơi đây, gỗ và một số lâm sản ngoài gỗ khác cũng bị khai thác vô tội vạ với qui mô lần sau lớn hơn lần trước.

Lợi dụng chủ trương của tỉnh và huyện cho phép tận thu các cây rừng bị chết, ngã, trốc gốc do mưa bão, các đối tượng dùng cưa máy, trâu thồ, với số đông thực hiện khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Đa số các vụ phá rừng này chỉ được phát hiện sau khi lâm tặc cao chạy xa bay.

Ông Hoàng Tất Dương, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông cho biết, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, qua phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk phát hiện trên 50 hộ tại khu vực xã Đạ Tông vi phạm lâm luật. 

Oxfam thu thập thông tin biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị ngày 1/4, Tổ chức Phát triển & Cứu trợ Quốc tế Oxfam (Hồng Kông) đang tổ chức thu thập các thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai tại tỉnh này.

Trước đó, Oxfam có điều tra tương tự ở Bến Tre, một tỉnh ven biển Nam Bộ được đánh giá là chịu tác động mạnh nhất bởi nước biển dâng ở vùng này.

Dựa trên kết quả điều tra tìm hiểu tại hai tỉnh ven biển Việt Nam là Quảng Trị và Bến Tre, Oxfam sẽ xây dựng kịch bản báo động về các hiện tượng lũ lụt, hạn hán, bão tố ngày càng gia tăng tại Việt Nam.            

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.