Làm gì để đất nước nhanh cất cánh?

Làm gì để đất nước nhanh cất cánh?
TP - Hội thảo “Chiến lược xây dựng và phát triển Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam (VYEO)” được tiến hành với quy mô nhỏ, nhưng tâm huyết của các doanh nhân trước vận mệnh nước nhà lại vô cùng lớn...
Làm gì để đất nước nhanh cất cánh? ảnh 1

Lễ ký kết dự án “Tăng cường năng lực phát triển của VYEO”. Ảnh : Đức Nam

Bước vào hội thảo, có lẽ bài học mà ông Jorgen K.Hansen (Phó Chủ tịch Liên đoàn công nghiệp Đan Mạch-DI) nói về đất nước mình khiến không ít doanh nhân Việt Nam trăn trở: Đất nước chúng tôi nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhưng bù lại chúng tôi có nguồn lực về trí tuệ. Ở Đan Mạch, hiện tồn tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính kế thừa từ đời này sang đời khác.

Ông Trương Gia Bình - Cố vấn đặc biệt của VYEO trăn trở: Có một ca sĩ nổi tiếng khi thấy ông nói chuyện bằng tiếng nước ngoài với một người ngoại quốc liền tỏ ra ngạc nhiên và nói: “Anh đi buôn mà cũng biết ngoại ngữ?”.

Khi tập đoàn FPT của ông có đề án thành lập trường Đại học FPT, có người đã nói “Bọn buôn bán định buôn cả giáo dục!”. Như vậy, hiện nay vẫn còn có nhiều người chưa đánh giá đúng mức vai trò của doanh nghiệp.

Ông Bình nói: “Doanh nghiệp trẻ Việt Nam phải đại diện cho lòng trung thực, lòng yêu nước, sự sáng tạo, sự vươn lên và giá trị truyền thống dân tộc”.

Trước lúc Hội thảo trên diễn ra, tại cơ quan TW Đoàn TNCS HCM, ủy ban TW Hội Các doanh nghiệp trẻ VN đã cùng Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức Lễ ký kết Dự án “Tăng cường năng lực phát triển của VYEO thông qua sự hỗ trợ của Liên minh Công nghiệp Đan Mạch”.

Dự án này do Chính phủ Đan Mạch tài trợ với tổng kinh phí 780 nghìn USD, được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị văn phòng  cho 5 Hội doanh nghiệp trẻ tại Hải Dương, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai. 

Không phải ai cũng đưa ra được lối suy nghĩ về văn ha mới cho doanh nhân như ông Bình: Thay gian thương bằng tín thương, tự ti bằng tự tin. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Phó Chủ tịch VYEO, Tổng Giám đốc Cà phê Trung Nguyên), mặc dù rất bận rộn với vai trò là khách mời của ĐH Đảng cũng đến với một cuốn sách do mình tâm huyết viết góp ý về đường hướng phát triển đất nước.

Không ít lần, ông Vũ tự đặt câu hỏi: “Vì sao một đất nước có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên như Việt Nam lại phải học tập một đất nước Singapore nhỏ xíu như hạt tiêu - Chỉ nhỉnh hơn đảo Phú Quốc của Việt Nam? Hơn thế nữa, phải mất những 197 năm mới đuổi kịp Singapore?”.

Sau đó, ông Vũ tự trả lời vắn tắt: Chỉ có sự liên kết (như sự liên kết chống giặc ngoại xâm từng có trong lịch sử) của mọi người mới vực kinh tế đất nước phát triển nhanh được.

Bà Phạm Chi Lan- thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng – phát biểu: “Tôi ủng hộ 4 tiêu chí của VYEO: Độc lập, tự nguyện, tự quản và tự chịu trách nhiệm”. Trước 70% doanh nhân là những người trẻ tuổi, không phải ngẫu nhiên khi bà Lan nói về sứ mệnh của doanh nhân là cạnh tranh có văn hóa.

Bài học từ vụ PMU 18 được bà đưa ra như một sự lưu ý về cơ chế quản lý của nhà nước hiện nay. “Bà bán rau ngoài đường thì có nhiều thành phần như công an, thanh tra, đội trật tự của phường... giám sát. Cớ sao, chẳng có ai giám sát PMU 18 cả?” - bà Lan nói.

Hội thảo về chiến lược xây dựng, phát triển VYEO nhưng lại luôn nung nấu một câu hỏi: Làm gì để đất nước nhanh “cất cánh”?

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.