Làm mướn phục vụ con thi

Sáng 3 - 7, nhiều bậc phụ huynh ngồi chờ đợi con làm thủ tục thi ĐH. Với họ, con cái đỗ đạt là niềm vinh hạnh với cả xóm làng
Sáng 3 - 7, nhiều bậc phụ huynh ngồi chờ đợi con làm thủ tục thi ĐH. Với họ, con cái đỗ đạt là niềm vinh hạnh với cả xóm làng
TP - Từ những miền quê xa xôi, họ phải bán bò, bán heo, thóc lúa… tạm gác công việc gia đình cùng con lên thành phố thi. Có người mẹ trong những ngày thi phải làm mướn ở nơi thành phố lạ hoắc để có tiền trang trải tiền nhà, tiền ăn cho hai mẹ con. Nhưng họ vẫn mơ ước đến tương lai xán lạn của con mình.
Sáng 3 - 7, nhiều bậc phụ huynh ngồi chờ đợi con làm thủ tục thi ĐH. Với họ, con cái đỗ đạt là niềm vinh hạnh với cả xóm làng
Sáng 3 - 7, nhiều bậc phụ huynh ngồi chờ đợi con làm thủ tục thi ĐH. Với họ, con cái đỗ đạt là niềm vinh hạnh với cả xóm làng.

Sáng 3-7, tại cổng trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) bác Lê Thị Tẻo, 56 tuổi, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hóa với vẻ mặt đầy lo lắng, cứ vài phút lại ngóng vào bên trong cổng trường. Bác đang mong tin của con gái là Đặng Thị Thu, thi vào ngành Kinh tế học. Vào Sài Gòn từ ngày 1-7, bác phải đi làm vài việc lặt vặt để kiếm thêm tiền ăn.

Đây là lần đầu tiên bác đưa Thu vào thi đại học, vì gia đình khó khăn nên bác chỉ khuyên em thi một trường. Từ Thanh Hóa vào đây, hai mẹ con đã tiêu hết 600.000 đồng, hiện chỉ còn trong túi 500.000 đồng, không biết phải lấy tiền ở đâu cho mấy ngày tới đây.

Thu là niềm hy vọng của cả nhà, các anh chị nó đều học đến lớp 9, 10 rồi nghỉ học đi làm. Dù cháu là con gái nhưng lại ham học, chịu khó. Nên bác tin cháu sẽ đậu. Bác tâm sự thêm: “Đi thi thế này cũng là kỳ tích rồi, nếu cháu đậu bác sẽ ở lại thành phố đi làm để nuôi cháu cả 4 năm đại học, còn ông nhà thì ở quê ráng làm 4 sào ruộng để gửi ra phụ giúp thêm”.

Tất cả cho con

5h sáng, tại phòng trọ miễn phí trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), chú Nguyễn Đức Hai (Ninh Thuận) vẫn còn thao thức, mắt không thôi nhìn cô con gái Nguyễn Thị Duyên Bình đang ngồi ôn bài. Để cho con gái có điều kiện dự thi vào ngành Ngân hàng trường Đại học Kinh tế TPHCM, chú Hai đã phải dành dụm cả tháng trời mới được 500.000 đồng. Gia đình chú phải đi vay thêm 600.000 đồng nữa.

Ở cái làng quê cằn khô sỏi đá, mỗi ngày hai vợ chồng chú Hai kiếm được 20.000 đồng, không đủ cho cả nhà đắp đổi qua ngày.

Giám thị kiểm tra từng thí sinh
Giám thị kiểm tra từng thí sinh.

Chú Hai tâm sự: “Tôi hằng ngày phải theo đuôi con bò từ sáng sớm cho đến tối mịt, cày thuê để kiếm tiền, tranh thủ những lúc nghỉ trưa tôi lặn lội chở gạch thuê cho lò gạch. Cố gắng lắm thì mỗi ngày kiếm được 40.000 đồng nhưng chỉ vào lúc mùa vụ thôi à. Dù có khổ, có đói như thế nào, tôi vẫn sẽ gắng hết sức cho tụi nhỏ học tới nơi tới chốn. Nhất định phải học, chỉ có cái chữ mới giúp những đứa con đổi đời được”.

Tại khu nhà trọ miễn phí nằm sâu trong làng ĐH Thủ Đức, cô Lê Thị Phượng (quê Lâm Đồng), chia sẻ: “Nhà tôi có 5 đứa, 4 đứa trước thì học giữa chừng rồi bỏ, ở nhà làm nông. Nó là đứa út, ham học với chịu khó nên dù nhà khó khăn mấy thì tui với bố nó vẫn cố gắng xoay xở cho nó đi thi đại học lần này. Đưa nó thi xong rồi thì về hai vợ chồng cùng làm mà trả nợ cho hàng xóm”.

Còn hai vợ chồng chú Trần Thanh Thi (Quảng Nam) có con thi vào trường ĐH KHXH&NV TP.HCM bỏ lại mọi công việc, bắt xe đò đi từ tối hôm trước để sáng hôm sau gặp, động viên con vài câu trước khi vào thi. “Cả hai vợ chồng vào đây hết, giờ mới thấy lo là ở nhà không biết công việc mấy cháu làm thế nào”, chú Thi âu lo.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.