Làng Đào Thục: Xưa làng rối, nay tiếp nối làng mộc

Hiện nay, lớp trẻ tại Đào Thục ít ai chọn múa rối làm cái nghiệp cho mình
Hiện nay, lớp trẻ tại Đào Thục ít ai chọn múa rối làm cái nghiệp cho mình
TPO - Làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) vốn nổi tiếng khắp chốn Kinh kì về nghề rối nước suốt 300 năm qua. Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập và phát triển, làng nghề rối nước cũng dần mai một và cốt yếu phục vụ cho các đoàn khách du lịch.

Giờ đây, đến với ngôi làng này, mọi người sẽ dễ lầm tưởng đây là làng nghề làm mộc truyền thống bởi thanh âm vang vọng của tiếng đục, cưa, chạm trổ gỗ. Hiện nay, nó không chỉ là nghề sinh nhai của nhiều hộ gia đình trong làng mà còn là một trong những nét tiêu biểu khác của Đào Thục, bên cạnh múa rối nước.

Làng mộc mới sinh sôi nhưng tự vươn mình phát triển

Làng Đào Thục cách đây tầm hơn chục năm còn rất nghèo. Hầu hết, lớp trẻ trong làng thời điểm ấy đều lựa chọn học xong cấp 2 đi học nghề để trang trải gánh nặng kinh tế cho gia đình. Bởi vậy, ít ai trong số họ lựa chọn gắn bó cuộc đời mình bên con rối bởi nghề này chỉ làm cho vui chứ xong sinh lợi được. Trong số nhiều lựa chọn, rất đông người đã chọn mộc làm cái nghiệp để mình gắn bó.

Hầu hết những người trẻ hiện nay tại làng đều đã làm mộc trên dưới chục năm. Họ bắt đầu rời làng từ năm 15, 16 tuổi, theo chân bạn bè hoặc người quen đến những vùng bên nổi tiếng về nghề làm gỗ để theo học. Những vùng họ đến chủ yếu là Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh) hay Đồng Kị (Bắc Ninh),…Nghề này phải mất thời gian tương đối lâu để thành thạo và đòi hỏi sự kiên trì cũng như khéo léo rất cao.

Hiện nay, đến Đào Thục, cứ tầm năm, sáu nhà cách nhau thì chắc chắn có một nhà làm mộc. Các xưởng mộc tại đây chủ yếu làm gia công. Các sản phẩm chủ yếu dừng ở các công đoạn thô như đục, chạm trổ hoa văn nhưng rất đa dạng về chủng loại như giường, tủ, ghế, kệ,…Họ chủ yếu làm phục vụ theo yêu cầu khi có khách đặt và đi nhận về làm thuê cho các xưởng gỗ ở những vùng lân cận như Liên Hà, Vân Hà, Đồng Kị,… thậm chí là cả Hà Nội.

Làng Đào Thục: Xưa làng rối, nay tiếp nối làng mộc ảnh 1

Anh Đinh Văn Chiến chạm khắc sản phẩm của mình.

Theo chủ các xưởng mộc, nghề này đem lại thu nhập rất khá cho họ. Tuy nhiên, thu nhập cũng thay đổi theo từng năm và từng thời điểm. Dẫu vậy, có thể dễ nhận thấy một điều, bất cứ hộ gia đình nào làm mộc cũng đều xây dựng được cơ ngơi khang trang.


Những năm gần đây, nghề mộc của làng Đào Thục bắt đầu có hướng đi mới khi có cả khách hàng Trung Quốc sang tận nơi đặt hàng. Sản phẩm làm ra giờ chủ yếu cũng để xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhờ vậy, làng nghề mộc ở Đào Thục những năm gần đây đang ngày càng phát triển theo chiều hướng chuyên nghiệp hóa.

Làm mộc cũng là một cách gìn giữ văn hóa múa rối

Theo sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, nét văn hóa truyền thống nào cũng dễ dàng bị mai một. Ở làng Đào Thục, truyền thống múa rối vẫn được tiếp nối bằng việc các thế hệ đi trước luôn mở các lớp đào tạo ra thế hệ trẻ. Nhiều người là những diễn viên múa rối được thôn đào tạo nhưng họ chỉ quay trở lại sân khấu những lúc nông nhàn, đơn giản đó là vì đam mê. Bởi công việc nặng nhọc này không đem lại cho họ được bao nhiêu tiền.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều, hiện nay, những người trẻ ở làng quyết định gắn bó cả cuộc đời bên con rối quả thật không có. Họ vẫn còn đam mê với nghiệp cha ông nhưng điều kiện bản thân lại không cho phép.

Làng Đào Thục: Xưa làng rối, nay tiếp nối làng mộc ảnh 2

Ông Ngô Minh Phong đang cặm cụi đục một con rối mới cho vở diễn của làng.

Có lẽ vì quen thuộc với hình hài con rối từ bé, quen với hình ảnh ông cha ngồi tự đục, tự khắc ra những chú tễu, con trâu, Lý Thông, mà hầu hết những người làm mộc hiện nay đều biết đục con rối. Họ cũng phải mất đến một ngày chỉ để chế tác thô ra một thành phẩm và cũng chỉ tạc theo yêu cầu của khách đặt hoặc làm khi làng cần dùng.

Theo như anh Đinh Văn Chiến, một người thợ làm nghề mộc từ năm 16 tuổi cũng là một diễn viên múa rối trẻ của làng chia sẻ: “Ngày xưa, các cụ toàn tự đục con rối. Làm ra một con rối cũng đơn giản lắm, dễ hơn so với tạc cái khác. Nhưng điều khó nhất khi làm con rối là tạc khuôn mặt, lấy được cái hồn của nhân vật.”

Hiện nay, ở làng Đào Thục, ông Ngô Minh Phong - Phó phường múa rối vẫn còn tiếp tục đam mê đục rối của mình những lúc nông nhàn. Những con rối mà bác làm ra đa phần chỉ vì đam mê và phục vụ cho những vở diễn ở làng. Bác chia sẻ, đục con rối cũng mất nhiều thời gian, thu nhập lại không nhiều. Con nhiều tiền giá vào khoảng 500-600 nghìn nhưng cũng không có nhiều khách đặt nên làng không phát triển thành nghề chuyên biệt được.


MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.