Lập danh sách những người ứng cử ĐBQH và HĐND

Lập danh sách những người ứng cử ĐBQH và HĐND
TP - Ngày 13-4, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các tỉnh Lai Châu, Tiền Giang, Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để thỏa thuận lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Tỉnh Lai Châu đã thống nhất danh sách chính thức gồm 8 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, không có đại biểu tự ứng cử. 100% người ứng cử thuộc thành phần dân tộc ít người đạt các tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội. Tất cả những người này đều nhận được 100% số phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú.

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba của tỉnh Tiền Giang thống nhất thông qua danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII trên địa bàn tỉnh gồm 10 người. Trong đó, đại biểu ngoài Đảng chiếm 9,09%, đại biểu trẻ 9,09%, đại biểu nữ 27,2%...

Hội nghị cũng thống nhất thông qua danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, gồm 98 người; trong đó, người có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm14,2%, đại biểu nữ 32,6%, đại biểu trẻ 23,4%...

Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 của tỉnh Khánh Hòa đã lập danh sách sơ bộ 9 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII. Theo báo cáo của Ủy ban MTTQVN tỉnh, việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với 9 ứng cử viên này được tiến hành đảm bảo các yêu cầu theo luật định, với 100% cử tri tín nhiệm cho từng ứng cử viên, đồng thời không có trường hợp nào có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có ý kiến của cử tri. Tuy nhiên, một ứng cử viên là ông Nguyễn Cao Nguyên, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa- Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Khánh Hòa) đã có đơn tự nguyện xin rút khỏi danh sách những người ứng cử. Hội nghị đã chấp thuận đơn của ông Nguyên và thống nhất lập danh sách chính thức 8 ứng cử viên còn lại.

Theo TTXVN

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.