Chương trình xúc tiến thương mại trong nước:

Lập lờ ghi nhãn sữa, cơ quan chức năng sớm vào cuộc

Lập lờ ghi nhãn sữa, cơ quan chức năng sớm vào cuộc
TP - Đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, việc để doanh nghiệp lập lờ trong ghi nhãn sữa tươi tiệt trùng là trách nhiệm của cơ quan quản lý như: Bộ Y tế, Cục Quản lý Thị trường. Đây là hiện tượng làm giả, lừa người tiêu dùng.

>> Thị trường sữa: Lập lờ 'móc túi' người tiêu dùng

TS Hồ Tất Thắng: Lập lờ ghi nhãn sữa nước là gian lận thương mại

Lập lờ ghi nhãn sữa, cơ quan chức năng sớm vào cuộc ảnh 1

TS Hồ Tất Thắng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho biết, theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp phải công bố công khai về nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa và công khai chỉ tiêu chất lượng và an toàn vệ sinh.

Nếu là sữa tươi nguyên chất thì phải công khai nhãn thể hiện sữa tươi nguyên chất. Nếu là sữa nước sản xuất từ sữa bột thì phải công khai trên nhãn. Không thể để tình trạng doanh nghiệp làm bằng sữa hoàn nguyên mà lại ghi trên nhãn là sữa tươi tiệt trùng được.

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng đã có kiến nghị các nhà sản xuất phải trung thực và cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng, tránh vi phạm quyền được thông tin của người tiêu dùng. Hội cũng đang dự kiến có một chương trình điều tra khảo sát trên thị trường về vấn đề sữa tươi.

Phải lấy mẫu về để kiểm nghiệm xem đúng là sữa tươi tiệt trùng hay là sữa hoàn nguyên vì người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là sữa tươi thanh trùng, đâu là sữa tươi hoàn nguyên.

Việc lập lờ ghi nhãn sữa nước là gian lận thương mại nên cơ quan nhà nước phải vào cuộc để tăng cường hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra và xử lý.

TS Nguyễn Đăng Vang: Không để người tiêu dùng bị lừa

Lập lờ ghi nhãn sữa, cơ quan chức năng sớm vào cuộc ảnh 2

Ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, người tiêu dùng bao giờ cũng thích sữa tươi hơn. Vì thế, tất cả các hãng sữa đều quảng cáo sản phẩm của mình là 100% sữa tươi, chứ không quảng cáo là sữa bột hoàn nguyên.

Hiện trong nước chỉ đáp ứng được 28% lượng sữa nguyên liệu, còn lại đều nhập khẩu, thì không thể có lượng “sữa tươi tiệt trùng” lớn như vậy.

Theo ông Vang, một lý do nữa để khẳng định không thể có nhiều sữa tươi bán ra thị trường như vậy là sữa tươi sau khi vắt ra phải bảo quản ở nhiệt độ 3 - 400C và trong vòng 2 ngày phải chế biến. Nếu sữa tươi nhập khẩu thì cũng phải 1 tuần mới về đến Việt Nam. Còn nếu chở bằng máy bay thì mỗi kilôgam sữa tươi  sẽ có giá khoảng 5 USD (hơn 80.000 đồng/lít); trong khi ấy, sữa tươi do nông dân bán ra trung bình hơn 8.000 đồng/lít.

Vì vậy các doanh nghiệp thường nhập sữa bột về hoàn nguyên chứ ít dùng sữa tươi. Cơ quan chức năng cần kiểm tra, chấn chỉnh các doanh nghiệp, không để người tiêu dùng bị lừa. 

Nhiều mẫu sữa nhiễm kháng sinh

Ông Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương cho biết kết quả kiểm tra khoảng 100 mẫu sữa đang lưu hành trên thị trường cho thấy nhiều mẫu sữa nhiễm lượng kháng sinh tồn dư trong thức ăn.

Một số mẫu sữa khác bị nhiễm vi sinh vật dù số lượng có ít hơn. Nếu uống các loại sữa có dư lượng kháng sinh nhiều và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho cơ thể có chất kháng sinh, khiến vi sinh vật nhờn thuốc.

MỚI - NÓNG