Lập “siêu sở” để bộ máy bớt cồng kềnh, chồng chéo

Ông Thang Văn Phúc cho rằng, sáp nhập các sở lại với nhau cần được thực hiện để giảm sự cồng kềnh, chồng chéo.
Ông Thang Văn Phúc cho rằng, sáp nhập các sở lại với nhau cần được thực hiện để giảm sự cồng kềnh, chồng chéo.
TPO - Theo ông Thang Văn Phúc, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, việc hợp nhất các sở, các bộ lại với nhau thực tế đã được đặt ra từ 20 năm trước. Nhưng rồi do chậm trễ, thiếu quyết liệt dẫn đến hậu quả là bộ máy chồng chéo, nặng nề, cơ quan quản lý “ôm” việc, làm thay cho thị trường, người dân và doanh nghiệp.

Là người đã từng có thời gian dài tham gia vào quá trình, soạn thảo xây dựng tổ chức bộ máy, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc sáp nhập các bộ lại với nhau lẽ ra phải làm từ 20 năm trước.

“Hội nghị T.Ư 7, khoá 8 năm 1999, Đảng đã đặt ra vấn đề hợp nhất các bộ theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Nhưng rồi chúng ta làm chậm nên để lại hậu quả nặng nề là bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, tiêu tốn ngân sách mà hiệu quả lại không cao”, ông Phúc nói.

Từ đó, ông Phúc cho rằng, tuy muộn nhưng việc sáp nhập các sở lại với nhau nhất định phải làm, không thể chậm trễ được nữa. Đồng thời, sau này cũng phải tính toán sáp nhập lại các bộ với nhau.

“Ở các nước phát triển người ta cũng chỉ có 12- 15 bộ, ngành mà sao quản lý tốt thế, kinh tế phát triển? Do đó việc cắt bớt được bao nhiêu bộ, sở, ngành càng tốt bấy nhiêu”, ông Phúc bày tỏ quan điểm.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng khẳng định, bộ máy càng có nhiều cơ quan quản lý thì lại càng dẫn đến tình trạng thích quản lý, thích làm thay. Trong khi đó, hiện nay chúng ta đang hướng đến việc chuyển đổi chức năng từ quản lý trực tiếp sang gián triếp, bằng chính sách, pháp luật, kiểm tra, giám sát. Còn những việc khác để thị trường, người dân và doanh nghiệp làm.

“Quản lý nhà nước mà cứ “ôm” việc, cứ nghĩ, cứ làm thay cho dân, cho doanh nghiệp thì làm sao mà phát triển được. Khoán 10 trong nông nghiệp là minh chứng rất sinh động cho thấy, chỉ cần có chính sách đúng, không cần cơ quan chỉ đạo nhiều là phát huy hiệu quả ngay”, ông Phúc nói.

Đề cập đến việc sáp nhập Sở KH&ĐT với Sở Tài chính, ông Phúc cho rằng phải kiên trì thực hiện. Bởi cơ quan quyết định đầu tư dự án thì phải biết mình trong tay có bao nhiêu tiền, chứ tiền không có trong tay mà cứ quyết thì sao chuẩn được.

“Có rất nhiều dự án cứ quyết đầu tư nhưng rồi không có tiền nên dự án cứ kéo dài lê thê, không hiệu quả, chậm tiến độ. Nay nhập vào chung một sở thì “tiền có đến đâu làm đến đây”, chứ không phải quyết dự án rồi mới đi hỏi nơi khác “có tiền không”, ông Phúc bình luận.

Trước nhiều ý kiến địa phương cho rằng, Hà Nội và TP. HCM là hai địa phương lớn, công việc nặng nề nếu sáp nhâp lại sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, không bảo đảm cho sự phát triển, ông Phúc cho rằng, đó chỉ là tư duy nặng về quản lý. Vì nặng quản lý nên lúc nào cũng muốn “ôm” việc để làm thay cho doanh nghiệp và người dân.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.