Lễ hội văn hóa du lịch Buôn Đôn: Bỏ bớt hình ảnh máu me

Lễ cúng voi ngày 13/2.
Lễ cúng voi ngày 13/2.
TP - Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) luôn thu hút du khách vì có nhiều tiết mục hấp dẫn, thú vị của đàn voi khổng lồ đã được thuần dưỡng.  Năm nay, các nhà tổ chức lễ hội đã loại bỏ phần đâm trâu đẫm máu.

Ngày 12/3, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cùng UBND huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) khai mạc lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc truyền thống, trong đó phần đáng chú ý nhất luôn là lễ hội đua voi.

Chiều cùng ngày, lễ cúng bến nước và lễ cúng sức khỏe cho voi được tổ chức tại bến Bảy Rong, thuộc buôn Trí A, xã Krông Ana. Thời tiết ở Buôn Đôn những ngày này rất nóng nực nhưng không ngăn cản được bước chân của du khách thập phương. Hàng ngàn người đã có mặt tại đây để chứng kiến lễ hội độc đáo của người M’Nông. Theo ghi nhận của phóng viên, do trùng với ngày nghỉ, lễ hội càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước .

Lễ hội văn hóa du lịch Buôn Đôn: Bỏ bớt hình ảnh máu me ảnh 1

Buôn làng và cuộc sống của người M’nông xưa nay luôn tọa lạc bên các nguồn sông, suối. Hằng năm, đồng bào thường làm lễ cúng ở bến nước để tạ ơn trời đất đã ban sức khỏe và nguồn nước sạch cho người sử dụng. “Ở khu vực biên giới đất đai cằn cỗi, thời tiết rất khắc nghiệt, cứ đến mùa khô rất khó khăn để có nước ngọt phục vụ sinh hoạt. Chúng tôi làm lễ cúng nước còn cầu mong cho trời đất luôn mưa thuận gió hòa, thóc lúa đầy nhà”- một người dân cho biết.

Lễ vật gồm nhiều thứ, trong đó luôn có rượu cần, heo, gà. Chủ tế mời thần linh xuống cùng chung vui, cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ chủ bến nước và buôn làng bình an, no ấm, đồng thời nhắc nhở nhau cùng bảo vệ nguồn nước.

Tiếp đó là lễ hội cúng voi. Theo một số già làng, số lượng voi ngày nay đang thưa dần, việc duy trì lễ hội không chỉ nhằm mục tiêu bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn nhắc nhở người dân bảo vệ đàn voi bằng mọi giá. Lễ cúng cho voi có ít nhất 3 chén rượu cần, một cái thủ lợn. Vào thời hưng thịnh của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của bản Đôn, mỗi lần săn voi về, “vua voi” KhunJuNop thường đến bến Bảy Rong cúng thần nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt. Sau nhiều năm gián đoạn, từ năm 2012, UBND huyện Buôn Đôn đã phục dựng nguyên gốc nghi lễ cúng bến nước và sức khỏe voi.

Lễ hội văn hóa du lịch Buôn Đôn: Bỏ bớt hình ảnh máu me ảnh 2

Một nét đổi mới của lễ hội du lịch Buôn Đôn năm nay là thủ tục đâm trâu đẫm máu khiến không ít người kinh sợ đã không còn được đưa vào nghi lễ cúng tế. “Những năm trước phần việc này bị dư luận chỉ trích quá nhiều, năm nay chúng tôi không duy trì nữa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ tổ chức mổ trâu ở khu vực khác, rồi đưa thịt trâu đến tế lễ, để vừa tránh gây phản cảm, mà vẫn đảm bảo được phong tục thờ cúng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số”, một cán bộ lãnh đạo UBND huyện Buôn Đôn cho biết.

Tối 12/3, chương trình khai mạc lễ hội Buôn Đôn diễn ra tại trung tâm văn hóa xã Krông Ana. Sáng 13/3, hội đua voi diễn ra với 18 “vận động viên voi” khỏe mạnh nhất ở độ tuổi từ 18 đến 45, gồm các phần thi chạy, đá bóng, bơi vượt sông Sêrêpốk. 

Vì niềm vui và lợi ích chung của cộng đồng, Công ty Thủy điện Sêrêpốk 4 đã chấp nhận thiệt một phần lợi nhuận đáng kể, xả nước cho lòng sông thôi khô hạn, đủ để voi thi bơi và trả lại vẻ đẹp cho cảnh quan khu du lịch trong lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn được tổ chức định kỳ 2 năm/lần, nhằm quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.