Lo cụ Rùa trở lại hồ không an toàn

Nạo hút bùn bằng máy xúc ở hồ Hoàn Kiếm Ảnh: M.H
Nạo hút bùn bằng máy xúc ở hồ Hoàn Kiếm Ảnh: M.H
TP - Để chuẩn bị đưa 'cụ' Rùa trở lại Hồ Gươm, hai máy xúc cỡ lớn đang nạo vét bùn lòng hồ thay vì áp dụng công nghệ hút bùn của Đức từng tiêu tốn nhiều tiền để nghiên cứu. Các nhà khoa học lo ngại rùa trở lại hồ sẽ không an toàn.

> Rùa Hồ Gươm không cùng loài với rùa Đồng Mô
> Rùa Hồ Gươm là giống cái

Nạo hút bùn bằng máy xúc ở hồ Hoàn Kiếm Ảnh: M.H
Nạo hút bùn bằng máy xúc ở hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: M.H.

Không dùng công nghệ Đức

Đơn vị nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm đang khoanh hai vùng (mỗi vùng rộng khoảng 500m2) tại khu vực Nhà hàng Thủy Tạ (đã nạo vét xong) và phía trước Bưu điện Hà Nội. Đơn vị thi công dùng gầu máy để vét bùn chứ không áp dụng công nghệ của Đức từng triển khai thí điểm thành công tại hồ Hoàn Kiếm năm 2009. Khu vực thứ ba đối diện báo Hà Nội Mới đang được rào chắn chuẩn bị nạo vét bùn.

Trong đợt thử nghiệm công nghệ hút bùn của Đức, mọi công đoạn đều được làm thận trọng. Mặt nước hồ khi đó dù có máy hút bùn phía dưới vẫn tĩnh lặng, trong xanh. Nay theo quan sát, tại khu vực nạo vét bùn bằng gàu xúc, nước vẩn đục.

Một thành viên trong tổ cứu chữa rùa Hồ Gươm cho biết, việc chữa cho cụ Rùa gần như đã hoàn tất. Nếu để cụ Rùa quá lâu trong môi trường nuôi nhốt, rùa sẽ bị thuần hóa. Đòi hỏi cấp bách về thời gian, nên phải cấp tập hút bùn, làm sạch lòng hồ để sớm đưa rùa trở về môi trường tự nhiên. Trong khi đó, áp dụng công nghệ hút bùn sinh thái của Đức rất mất thời gian.

Cụ Rùa đang dần bình phục và sắp được đưa trở lại Hồ Gươm
Cụ Rùa đang dần bình phục và sắp được đưa trở lại Hồ Gươm .

Hệ sinh thái khó phục hồi

GS Bùi Học - thành viên dự án ứng dụng công nghệ hút bùn của Đức tại Hồ Gươm, khẳng định, với cách thức nạo vét bùn đang triển khai chắc chắn hệ sinh thái Hồ Gươm bị phá vỡ, không thể phục hồi. “Hút bùn sinh thái bằng công nghệ tiên tiến chưa được tiến hành ở Việt Nam.

Các công nghệ đã sử dụng trước đây để cải tạo các hồ ở Hà Nội chủ yếu bằng phương pháp bơm cạn nước hồ và nạo vét bùn đáy trong hồ bằng máy xúc hay phương pháp thủ công. Sau đó kè đá và bơm nước sạch vào hồ. Như vậy, toàn bộ hệ sinh thái ở hồ đã bị phá hủy và không thể phục hồi”.

GS Bùi Học cho rằng, việc dùng gầu xúc bùn tuy không gây hại bằng cách tát cạn trước đây, nhưng chắc chắn không khoa học, môi trường hồ dù có phục hồi cũng không còn như trước nữa.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức và Việt Nam năm 2010, lớp bùn trong Hồ Gươm có độ dày từ 0,6 - 0,8m. Một số nơi ven bờ hồ, phía Hàng Khay và xung quanh Tháp Rùa, bề dày lớp bùn mỏng, do đó, chỉ nên hút với bề dày từ 10 - 20cm. Còn ở phần lớn diện tích hồ, có thể hút bùn với bề dày từ 0,4 - 0,6m. Nếu hút nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái của hồ.

Các nhà khoa học Đức và Việt Nam cũng từng đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp để ổn định và phục hồi môi trường hồ Gươm. Theo đó, chỉ rõ các thông số môi trường và kim loại nặng phân bố nhiều hơn ở phần trên cùng của lớp bùn, gây ô nhiễm nước trong hồ.

Nếu hút bùn ở phần trên cùng sẽ giúp môi trường nước trong sạch hơn và làm cho bề dày của lớp nước trong hồ lớn hơn, tạo điều kiện cho rùa và các vi sinh vật trong hồ sống thuận lợi với môi trường. Nghiên cứu công phu đó từng tiêu tốn hết 1,5 triệu Euro. Trong khi, theo phương pháp đang triển khai, hai máy xúc vục gầu xuống lòng hồ múc bùn với với độ dày lớn hơn nhiều so với khuyến cáo.

PGS.TSKH Lưu Văn Bôi, từng tham gia nghiên cứu hệ sinh thái Hồ Gươm, cho biết ông không có quyền phát ngôn về vấn đề này, nhưng trên quan điểm khoa học, ông lo ngại rùa không an toàn khi trở về môi trường đã bị xáo trộn lớn. Đặc biệt, cách làm hiện nay làm mất đi nhiều vi sinh vật có lợi ở lớp bùn đáy, mất đi tảo lam đặc hữu làm nên màu xanh đặc trưng của Hồ Gươm.

“Chưa có tiền lệ trong việc đưa cụ Rùa lên chữa trị rồi trả lại hồ, nên chưa thể nói chắc điều gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, với sự thay đổi hiện nay, tôi lo ngại cụ rùa sẽ mắc bệnh trở lại, hoặc không quen với thay đổi môi trường quá đột ngột, quá khác so với hệ sinh thái hồ đã quen thuộc cả trăm năm nay” - PGS Bôi nói.

Công nghệ hút bùn hiện đại của Đức năm 2009 được áp dụng trên 1/10 diện tích Hồ Gươm. Hệ thống làm sạch nước hồ có 3 đơn nguyên, bao gồm: kỹ thuật hút bùn; ép bùn trên băng tải rồi tách ra khỏi nước; xử lý nước sau khi hút bùn rồi trả lại hồ.

Áp dụng kỹ thuật địa điện thuỷ văn hiện đại cho phép giữ nguyên nước trong hồ, bảo tồn màu xanh đặc trưng của hồ cùng với hệ vi tảo đặc hữu, bảo vệ môi trường sống của cụ rùa. Trước khi hút bùn ở Hồ Gươm, các chuyên gia Đức cũng đã thử nghiệm công nghệ này thành công tại ao cá Bác Hồ.

Theo TS Phạm Huyền, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Khoa học - Công nghệ, một trong những người đưa dự án hút bùn Hồ Gươm bằng công nghệ Đức về Việt Nam - cho biết, tổng kinh phí Đức tài trợ cho Việt Nam ở dự án trên khoảng 1,5 triệu euro, vốn đối ứng của Việt Nam khoảng 2 - 3 tỷ đồng. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.