Lo ngại “bầu hộ, bầu thay” trong trưng cầu dân ý

Lo ngại “bầu hộ, bầu thay” trong trưng cầu dân ý
TP - Sáng 28/5, dự thảo Luật Trưng cầu ý dân lần đầu tiên được trình ra Quốc hội. 

Theo đó, Dự thảo luật quy định, cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ khi được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu; đồng thời được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành với vấn đề trưng cầu. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng, ngoài các điều kiện như trên cần bổ sung quy định đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp thì cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá hai phần ba tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu và phương án được quá hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành. 

Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra về quy định trên, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng, việc quy định tỷ lệ tham gia và tán thành của cử tri quá cao (quá hai phần ba) đối với một vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân sẽ là không khả thi. Thậm chí nếu tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân không tốt có thể dẫn đến tình trạng thúc ép cử tri đi bỏ phiếu hoặc cử tri đi bầu hộ, bầu thay và như vậy, sẽ làm giảm sút ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân với tư cách là một hình thức để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình. Do đó, Ủy ban pháp luật tán thành với việc quy định theo hướng công nhận kết quả khi có “quá bán” số người tham gia  và số người đồng ý.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.