Lợi, hại tăng vốn

Lợi, hại tăng vốn
TP - Cuối tháng 6-2010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông điệp: Các ngân hàng thương mại (NHTM) phải hoàn tất đề án tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 9 tới, ngân hàng nào không đáp ứng việc tăng vốn phải có phương án giải quyết (sáp nhập hoặc giải thể), chứ không có chuyện gia hạn. Đồng thời, NHNN sẽ kiểm tra, giám sát việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng là tăng vốn thật chứ không phải vay mượn giữa các cổ đông ngân hàng lẫn nhau.

Đi kèm "tối hậu thư" này, NHNN cũng định hướng các NHTM hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo mức vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng vào cuối năm 2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015, mức tăng tương đương 67% và 233% so với mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng.

Theo quan điểm của cơ quan quản lý, yêu cầu tăng vốn là để sàng lọc những ngân hàng không đủ năng lực, nhằm chặn trước hệ lụy hoạt động tín dụng kém, tăng nợ xấu, gây ảnh hưởng đến thanh khoản của cả hệ thống và nền kinh tế.

Tuy nhiên, tăng đến bao nhiêu và vào thời điểm nào để tránh lợi bất cập hại, lại là chuyện được nhiều chuyên gia bàn. Tổng giám đốc một NHTM cổ phần hiện đã có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng phân tích: "Muốn tăng mạnh vốn huy động thì buộc ngân hàng phải tăng mạnh việc cho vay, để số vốn vừa huy động được đem lại lợi nhuận hấp dẫn đối với những cổ đông đã bỏ tiền đầu tư. Như vậy, nếu vốn huy động tăng cao mà ngân hàng không biết đầu tư vào đâu, sinh ra làm bậy thì càng gây nguy hiểm cho hệ thống".

Một vụ trưởng thuộc UBCKNN cũng bày tỏ sự lo lắng: "Lộ trình tăng như dự kiến là quá nhanh, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán lại đang sụt sùi thì càng bất lợi. Việc tăng gấp sẽ khiến cổ phiếu các ngân hàng trên sàn bị pha loãng, thị giá giảm mạnh, giới đầu tư không mặn mà...".

Theo các chuyên gia, có hai kiểu hệ thống ngân hàng trên thế giới. Thứ nhất là thị trường nằm trong tay một số ngân hàng lớn với tính ưu việt là tạo ra sự ổn định cao nhưng dễ độc quyền. Thứ hai, có nhiều ngân hàng nhỏ nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, nhưng khả năng ổn định tiền tệ quốc gia khó khăn hơn.

Việc NHNN đẩy nhanh lộ trình tăng vốn, thực ra chính là để chuẩn bị cho bài toán quy hoạch hệ thống ngân hàng 5-10 năm nữa. Tuy nhiên, tính thế nào để phù hợp thực tế, năng lực tài chính từng ngân hàng và phù hợp với thị trường vốn quy mô còn nhỏ bé của Việt Nam, cũng như đảm bảo chất lượng hoạt động thực sự an toàn cho hệ thống ngân hàng, mới là ưu tiên số 1. Bởi thế, việc tăng vốn cấp tập, không khéo lợi bất cập hại.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.