Lộn xộn chuyện đặt, đổi tên đường phố: Chấn chỉnh ra sao?

Lộn xộn chuyện đặt, đổi tên đường phố: Chấn chỉnh ra sao?
Mới đây, Chính phủ đã cho ban hành Nghị định đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng. Theo đó khắc phục tình trạng lộn xộn hiện nay.

Chúng tôi đã trao đổi với PGS. TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, thành viên Hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng và cũng là người chịu trách nhiệm soạn thảo nghị định trên.

Ông Phạm Mai Hùng nhấn mạnh: Tinh thần của Nghị định là chỉ khắc phục tình trạng lộn xộn trong việc đặt tên đường phố và công trình công cộng hiện nay chứ không phải đặt lại tên toàn bộ và làm mới từ đầu.

Dư luận cho rằng sau khi Nghị định được ban hành sẽ phải đối mặt với tình trạng... cạn kiệt quỹ tên. ý kiến của ông thế nào?

Tên đường phố và các công trình công cộng được đặt trên cơ sở lựa chọn: địa danh nổi tiếng; địa danh đã quen dùng từ xa xưa; danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, như “chiến thắng”, “thành công”, “hữu nghị”...; di tích lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu của đất nước và địa phương; các phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử tiêu biểu; tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài...

 Với kết quả nghiên cứu của sử học và khảo cổ thời gian qua, tôi nghĩ rằng chúng ta không thiếu tên. Mà vấn đề ở chỗ Hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng ở các địa phương có cập nhật được những kết luận mới nhất hay không.

Ngoài ra, theo nghị định những vấn đề, nhân vật lịch sử đang còn nghi vấn thì không được dùng làm địa danh. Mà theo tôi, những “nghi án” lịch sử hiện nay cũng không nhiều.

Thế nhưng để một danh nhân hay nhân vật lịch sử được đưa vào quỹ tên đường phố thì hình như tiêu chí của chúng ta vẫn chưa thống nhất?

Đúng là hiện nay chưa có văn bản chính thức nào bàn riêng về khái niệm “danh nhân”, “nhân vật lịch sử” và tiêu chí lựa chọn.

Tuy nhiên, trong đề án “Tổng thể về những hình thức tưởng niệm, lưu niệm đối với danh nhân, nhân vật lịch sử và các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước” vừa trình Chính phủ phê duyệt, khái niệm “danh nhân” được hiểu là những nhân vật kiệt xuất, rất nổi tiếng, có những đóng góp to lớn, xuất sắc trong một hoặc nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học, có tác dụng thúc đẩy và tạo nên những chuyển biến lớn trong từng giai đoạn của lịch sử VN nhằm đưa xã hội tiến lên, đất nước phát triển; có đạo đức cao đẹp; được lịch sử và nhân dân công nhận, là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

Nhân vật lịch sử là những người hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau hoặc người dân bình thường nhưng có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước; có đạo đức trong sáng, được nhân dân suy tôn và là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

Tuy nhiên, cũng cần quán triệt nguyên tắc: danh nhân (danh nhân lịch sử, danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa) là danh hiệu cao quý. Không phải tất cả các nhân vật lịch sử, các nhà hoạt động cách mạng, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, các nhà hoạt động văn hóa, khoa học có tiếng đều được phong tặng danh hiệu danh nhân. Danh nhân phải là người tiêu biểu nhất trong số những người tiêu biểu.

Nhưng thế nào là “kiệt xuất”, “có tầm ảnh hưởng sâu rộng”, “là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo”, “có tác dụng thúc đẩy sự phát triển xã hội”... Những cụm từ này nghe có vẻ chưa rõ ràng...

Đấy là những định nghĩa cụ thể nhất mà chúng tôi có thể cung cấp. Tôi đã phải tra cứu khá nhiều từ điển và mất công nghiên cứu, tìm hiểu.

Tình trạng lộn xộn về đặt, đổi tên đường phố thời gian qua sẽ được chấn chỉnh như thế nào, thưa ông?

Trước mắt, có 2 biện pháp xử lý: những tên không có ý nghĩa hoặc không đúng với lịch sử dân tộc thì phải chỉnh sửa.

Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định chúng ta phải chấp nhận một vài bất hợp lý. Chẳng hạn, đường Điện Biên Phủ, đường Xô Viết - Nghệ Tĩnh, đường Cách Mạng Tháng Tám... đi qua cả 2 quận rất khó khăn cho việc giao dịch. Thế nhưng, vì những tên gọi này thể hiện sự trân trọng với lịch sử dân tộc và cũng đã trở thành thói quen của người dân TP Hồ Chí Minh nên không thể thay đổi lại hoặc “ngắt” đường thành từng “khúc” rồi đặt tên cho những khúc ấy.

Ở miền Bắc cũng có những đường rất dài đi qua cả hai tỉnh Hà Nội và Hà Đông như đường Nguyễn Trãi, vì thế để tránh nhầm lẫn thì người ta luôn phải mở ngoặc Nguyễn Trãi - Hà Đông và Nguyễn Trãi - Hà Nội.

Hoặc trường hợp sau mấy lần đổi đi đổi lại tên, giờ Hà Nội có tới 2 công viên mang tên Thống Nhất, một ở góc Đại Cồ Việt - Lê Duẩn, một ở đường Hùng Vương.

Hay trường hợp, với các ngõ (hẻm) Nghị định không cho phép đặt tên. Tuy nhiên, những ngõ nào đã “trót” có tên trước khi Nghị định ra đời như ngõ Ao Sen, Liên Trì... thì vẫn được giữ nguyên. Như vậy, trong tương lai sẽ có những ngõ có tên và những ngõ mang số...

Lâu nay có tình trạng nhiều tên đường, phố được đặt, đổi mà dân địa phương không hề biết nhân vật được ghi danh ấy xuất xứ thế nào?

Theo Nghị định, UBND và Sở VHTT địa phương xem xét lắp biển tên đường phố và công trình công cộng. Khi có quyết định gắn biển thì phải báo cáo địa phương, mời giới truyền thông đưa tin và làm lễ ra mắt chứ nếu cứ lặng lẽ không kèn không trống mà gắn biển thì sẽ dẫn đến tình trạng trên.

Hội đồng tư vấn đặt, đổi tên cho đường phố ở TP HCM và Hà Nội đã ra đời hơn 10 năm. Vậy mà Nghị định đặt, đổi tên đường phố bây giờ mới chuẩn bị ban hành...

Có còn tốt hơn không...

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.