Lồng bè ở Nha Trang lại trôi

Ông Nguyễn Ao cho cá mú ăn tại bè ở Hòn Một, sắp phải di dời Ảnh: Đ.Q
Ông Nguyễn Ao cho cá mú ăn tại bè ở Hòn Một, sắp phải di dời Ảnh: Đ.Q
TP - Những tưởng lồng bè nuôi thủy sản đã được 'định cư' tại một số khu vực ở vịnh Nha Trang. Nhưng với chỉ thị mới của UBND tỉnh Khánh Hòa, các chủ lồng bè lại đang xao xác tâm tư.
Ông Nguyễn Ao cho cá mú ăn tại bè ở Hòn Một, sắp phải di dời Ảnh: Đ.Q
Ông Nguyễn Ao cho cá mú ăn tại bè ở Hòn Một, sắp phải di dời. Ảnh: Đ.Q .
 

Treo gần 4 năm, muốn xong trong 2 tháng

Ngày 25-3, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấm các hình thức xả thải, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại vùng vịnh Nha Trang. Với lệnh cấm này, lồng bè, bẫy nhử tôm hùm lắp đặt trái phép sẽ bị tháo dỡ, lồng bè ở các khu vực được phép nuôi thủy sản theo quy hoạch, cũng phải sắp xếp lại.

Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên vịnh Nha Trang được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt từ tháng 7-2007, theo đó có 6 khu vực được quy hoạch nuôi trồng thủy sản, chủ yếu ở phường Vĩnh Nguyên.

“Quy hoạch đã gần 4 năm, nhưng quý II-2011 mới bắt đầu được thực hiện bằng việc lắp đặt các phao neo và rạn san hô nhân tạo, để đánh dấu mốc tọa độ các khu nuôi thủy sản.” - Ông Đào Thanh Tùng, Trưởng phòng Kinh tế Nha Trang cho biết. Gần 4 năm quy hoạch ngủ yên, nay UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu triển khai quy hoạch trong 2 tháng.

Ông Phạm Văn Tờ, tổ trưởng tổ dân cư Đầm Bấy, phường Vĩnh Nguyên nói, trước đó chưa từng nghe chuyện quy hoạch, di dời, sắp xếp lại lồng bè. “Ngày 29 tháng 4, chúng tôi mới được thông báo, chỉ có một tháng để lo mọi việc. Lý ra, chúng tôi nên được báo trước một năm để chuẩn bị, chủ động việc nuôi, thả tôm cá”.

Ngổn ngang nỗi lo

Ông Mai Tân, Bí thư chi bộ Bích Hải, tổ trưởng tổ dân cư Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên cho biết, lồng bè ở Bích Đầm chỉ phải di dời vài trăm mét đến khu vực quy định, để bảo đảm thông thoáng, giảm ô nhiễm. “Dân tổ chúng tôi đều ủng hộ chủ trương này của cấp trên” - Ông Tân cho hay.

“Hiện nay, ở phường Vĩnh Nguyên có khoảng 300 bè nuôi thủy sản, với trên 8.000 ô lồng. Tỉnh, thành phố quy định hoàn thành sắp xếp lại lồng bè trong tháng 5, nhưng thời gian quá ngắn, lại đang bận rộn công tác bầu cử, nên có lẽ phải đến tháng 7 mới xong.” - Ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Nguyên

 

Tuy nhiên, một chủ bè là ông Đỗ Văn Truyền nói: “Không chịu chấp hành, để bị cưỡng chế à?”. Năm 2005, bè tôm của ông bị buộc phải di dời từ Vũng Me sang Bích Đầm, lồng tôm trị giá mấy trăm triệu đồng bị sốc nước, ông bán tháo chỉ được 5 triệu đồng.

Kinh nghiệm từ cuộc di dời vội vã, ngoài ý muốn đó khiến vợ chồng ông lo lắng gặp phải lao đao do cuộc di dời sắp tới.

Ông Phạm Văn Tờ cũng cho rằng, không có cách di dời lồng bè nào không hại đến con tôm, con cá. Cùng sự băn khoăn về vị trí neo bè mới, nhiều chủ bè cho rằng, mức hỗ trợ di dời 150.000 đồng/ô lồng là quá thấp. Số tiền này chỉ bằng khoảng một phần ba chi phí nhổ neo, thả neo, chưa kể chi phí sửa chữa lại lồng bè bị hư hỏng khi di dời.

Ở Hòn Một, trừ mười bè chỉ phải sắp xếp lại ở khu nuôi hiện nay, mỗi bè cách nhau 120m, phần lớn bè sẽ phải di dời tới Mũi Mây. “Ở đó bè dễ bị vặn do gió nhiều.” Bà Mai Đỗ Thị Phước Châu, tổ trưởng tổ dân cư Hòn Một cho biết.

Nhưng dù lồng bè ở chỗ hiện nay hay ra Mũi Mây, cũng chỉ là tạm thời. Khi dự án khu du lịch tại Hòn Một được triển khai, toàn bộ lồng bè và cả nhà cửa của người dân sẽ phải dời đi nơi khác. Họ đã quen sống trên mặt nước, nếu lên bờ không quen làm ăn, dễ lâm cảnh đói nghèo. “Nhưng ở đảo cũng chẳng được ổn định, nên bà con không muốn ở đảo nữa”- bà Châu nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.