Luật chơi cho kẻ mạnh

Luật chơi cho kẻ mạnh
TP - Ai cũng biết, một trong hai trụ cột của Nghị định thư Kyoto, ký ở Nhật Bản năm 1997, để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) là đặt ra các chỉ tiêu phát thải.

Theo đó, đại loại, nhóm các nước giàu, xếp vào Phụ lục I, có trách nhiệm giảm phát thải theo mức và lộ trình cụ thể đến năm 2012 để tránh thảm hoạ cho toàn thế giới trong vòng 50-100 năm nữa; trong khi đó, nhóm các nước nghèo, xếp vào Phụ lục II, sẽ không chịu ràng buộc gì hết về phát thải.

Điều đáng chú ý là hai nước đông dân nhất thế giới thuộc Phụ lục II, hơn chục năm qua, trở thành những nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới.

Mỹ, quốc gia có tổng mức phát thải và mức phát thải đầu người cao nhất thế giới, bất bình chuyện ấy nên không ký tá gì vào Nghị định thư Kyoto.

Điều đó đồng nghĩa với việc không có đóng góp tài chính gì cho các quỹ toàn cầu để trợ giúp các nước đang phát triển thực thi nghị định thư này. Ứng phó với BĐKH, các nước nghèo, vì thế, chẳng được hưởng lợi gì mà lẽ ra họ có quyền được hưởng.

Đến giờ, người Mỹ càng không chịu đóng tiền trợ giúp các nước nghèo khi thấy quyền tự do phát thải khí nhà kính đã và đang khiến một trong hai nước đông dân nhất thế giới nhanh chóng vươn lên cường quốc kinh tế số ba thế giới để, không lâu nữa, vươn lên siêu cường.

Nhưng thật khó hiểu khi mà, tại COP15, hai nước đông dân nhất thế giới kia, cùng với vài nước cũng đang trên con thuyền “đang phát triển”, lại liên thủ với nhau tham gia các cuộc họp kín với nhóm nước giàu nọ, để mặc con thuyền “đang phát triển” chơi vơi... 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.