Lùi sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên khai mạc
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên khai mạc
TPO - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Chính phủ đề nghị chưa trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội.

Trước đó, theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, tại kỳ họp thứ 2 (dự kiến khai mạc cuối tháng 10), Quốc hội sẽ cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Tuy nhiên sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Chính phủ đề nghị chưa trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 2 mà đợi sau khi tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết T.Ư 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí để có cơ sở đầy đủ để khi dự án Luật được trình ra Quốc hội được sửa đổi toàn diện, nghiêm túc, phù hợp với thực tiễn, đi vào cuộc sống.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý rút dự án Luật phòng, chống tham nhũng ra khỏi chương trình phiên họp thứ 4 này.

Ngoài ra, theo chương trình dự kiến phiên họp thứ 4 không có nội dung thảo luận về 2 dự án luật: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Chính phủ vừa bổ sung hồ sơ 2 dự án luật này gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 29/9 và 30/9.

Với dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, kinh doanh, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là một dự án luật sửa đổi liên quan tới 12 luật, trong đó có 6 luật liên quan trực tiếp tới thẩm định của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Riêng với dự án Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, nếu Ủy ban Kinh tế thẩm tra kịp dự luật này thì cơ quan thường trực Quốc hội sẽ cho ý kiến vào chiều 6/10, và lùi thảo luận 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế quy định trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Nghị quyết quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội sang phiên họp thứ 5.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.