Lúng túng chọn mô hình tăng trưởng

Nông dân ở vùng hoa xã Tây Tựu. Ảnh: X.Phú
Nông dân ở vùng hoa xã Tây Tựu. Ảnh: X.Phú
TP - Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sau ba năm gia nhập WTO, nhiều điểm yếu được coi là then chốt của nền kinh tế vẫn chưa được khắc phục.
Nông dân ở vùng hoa xã Tây Tựu. Ảnh: X.Phú
Nông dân ở vùng hoa xã Tây Tựu. Ảnh: X.Phú.

Tại Hội thảo đánh giá tác động sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 24-5, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng chúng ta vẫn lúng túng trong việc ứng phó với khủng hoảng trong điều kiện hội nhập. Xu hướng sử dụng các công cụ hành chính đang quay trở lại làm cho khả năng cạnh tranh của nền kinh tế bị hạn chế, thị trường bị biến dạng. Qua cuộc khủng hoảng các điểm yếu của Việt Nam càng bộc lộ rõ nét.

“Điều quan trọng là phải xác định mô hình phát triển của Việt Nam trong thời gian tới như thế nào để điều chỉnh việc hội nhập theo hướng đó. Nếu vẫn hướng vào xuất khẩu là chính thì việc hội nhập cũng phải đi theo hướng này. Còn hiện nay dường như có cảm giác đâu chúng ta cũng nhảy vào” - Ông Vũ Khoan nói

GS Nguyễn Mại, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cũng cho rằng chúng ta đã kéo dài quá lâu chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chú trọng vào số lượng trong khi quan tâm quá ít vào chất lượng. Để khắc phục việc này cần chuyển nhanh sang việc nâng cấp chính sách đầu tư nước ngoài và chính sách gắn kết doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. “Tôi nghĩ đây là chính sách đại sự và cần có sự nghiên cứu đầy đủ về việc này” - Ông Mại đề xuất.

Nhiều điều phải suy nghĩ

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM) đánh giá, mức tăng xuất khẩu trong ba năm gia nhập WTO đã không đạt được bước chuyển như kỳ vọng. Bên cạnh những lợi thế cạnh tranh tĩnh (tài nguyên, lao động giá rẻ) chúng ta cần tạo lợi thế cho việc cạnh tranh động. Nếu nhìn vào các con số trong ba năm qua thì có một số chuyển biến nhưng không đủ mạnh.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết ngoài những thành tựu đã nhìn thấy, bà có rất nhiều trăn trở sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO. Nhiều điểm yếu cơ bản về chất lượng tăng trưởng bộc lộ khá rõ như hiệu quả thấp, chi phí cao. Đầu tư vào nông nghiệp giảm rất mạnh. Năm 2000, chúng ta đầu tư vào nông nghiệp 13,8% GDP, đến 2008 giảm xuống chỉ còn 6,4% trong khi 70% dân số của chúng ta vẫn ở khu vực nông thôn và 50% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xét về khía cạnh thu hút lao động thì đây vẫn là nơi thu hút hiệu quả trong khi chính sách bảo hộ của chúng ta hiện chưa hợp lý. Chúng ta mới tập trung bảo hộ cho các ngành kém cạnh tranh trong khi thiếu bảo hộ cho nông nghiệp và các ngành có năng lực cạnh tranh. Đây là điều ngược với thế giới. Họ bảo hộ nông nghiệp và các ngành có khả năng cạnh tranh rất nhiều.

Theo bà Chi Lan, cần xem lại cơ chế phân bổ nguồn lực hiện nay cũng như cần có sự định hướng ưu tiên rõ ràng. Chúng ta bàn nhiều về rất nhiều dự án lớn trong khi không biết cần tập trung vào đâu mà nguồn lực thì có hạn.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.