Lưu giữ tổ lái và tổ máy tàu E1 để điều tra

Lưu giữ tổ lái và tổ máy tàu E1 để điều tra
Nguyên nhân vụ tai nạn hiện vẫn chưa được xác định. Đại tá Nguyễn Thanh Toàn – Phó giám đốc Công an tỉnh TT-Huế – cho biết, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng chuyên trách khẩn trương vào cuộc.
Lưu giữ tổ lái và tổ máy tàu E1 để điều tra ảnh 1

Mỗi trường hợp bị thương được hỗ trợ 500 nghìn đồng, gia đình có người tử nạn 1 triệu đồng. Theo yêu cầu của gia đình có người tử vong, Tổng Cty Đường sắt VN đã giải quyết tại chỗ chi phí mai táng trước mắt, tiền vận chuyển tử thi, vé máy bay cho các thân nhân, liên hệ nơi tổ chức tang lễ…

Nhũng khoản chi phí cấp cứu, điều trị nạn nhân sẽ được TCty Đường sắt VN tiến hành thanh toán sau với các bệnh viện có tiếp nhận nạn nhân. Hiện tại, khoảng 30 gói hành lý của hành khách lâm nạn được chuyển về nơi bảo quản an toàn, chờ xác minh, giao trả.

Nguyên nhân vụ tai nạn hiện vẫn chưa được xác định. Đại tá Nguyễn Thanh Toàn – Phó giám đốc Công an tỉnh TT-Huế – cho biết, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng chuyên trách khẩn trương vào cuộc; đồng thời kiến nghị, cần sớm giải mã thông tin của hộp đen đã thu được để khai thác dữ liệu đặc biệt quan trọng phục vụ công tác điều tra; mặt khác nên xem xét lại thời gian chạy tàu trong mối tương quan với chất lượng hạ tầng.

Theo thông tin ông Toàn tiếp nhận từ phản ánh của hành khách, tàu E1 gặp tai nạn là do tàu chạy quá nhanh. Được biết, cung đường nơi tàu E1 gặp nạn chỉ giới hạn tốc độ chạy tàu tối đa là 40 km/h. Để có cơ sở điều tra vụ việc, cơ quan chức năng đã tiến hành giữ tổ lái và tổ máy tàu E1 ở lại ga Lăng Cô. 

Ông Trần Đức Giao, Tổng GĐ Cty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội cho biết: Khi xảy ra tai nạn chúng tôi đã tìm mọi biện pháp phối hợp với UBND các tỉnh đưa hành khách bị thương vào các bệnh viện.

Tại Hà Nội các đơn vị của ngành tổ chức việc tiếp nhận và đón thân nhân người bị nạn liên hệ để nắm  rõ được cụ thể người bị thương. Những trường hợp  bị chết (có 11 người đến 12h ngày 13/3), chúng tôi phối hợp với các gia đình nạn nhân để tạo điều kiện giúp đỡ họ như đưa thi hài nạn nhân về Hà Nội, Thái Bình.

Tại Huế,  xí nghiệp Hải Vân, xí nghiệp Bình Trị Thiên (gần khu vực xảy ra tai nạn), GĐ của các đơn vị này thay mặt cho Tổng Cty phối hợp với chính quyền địa phương  tổ chức cứu trợ, cứu viện nạn nhân, giải phóng đường nhanh nhất (đến 11h ngày 13/3 đường đã thông).

Ngoài ra,  các xí nghiệp, các ga chúng tôi chỉ đạo xuất quỹ ga để kịp thời cứu trợ. Với người bị chết, được cứu trợ 3 triệu đồng, người bị thương được cứu trợ 1 triệu đồng công việc này được chúng tôi tiến hành ngay trong sáng 13/3. 

Trả lời câu hỏi phải chăng vì thành tích mà ngành đường sắt liên tục rút giờ chạy tàu trong lúc hạ tầng chưa được cải thiện, các điều kiện an toàn chạy tàu chưa được đảm bảo, ông Giao khẳng định: Ngành đường sắt trong nhiều năm qua thực hiện việc rút giờ chạy tàu trên cơ sở đảm bảo an toàn chứ không phải rút giờ bằng các biện pháp không tính đến đảm bảo an toàn.

Vì vậy hành khách đi tàu cứ yên tâm. Dù sao thì việc chạy tàu Nam- Bắc chỉ còn 29 giờ. Các yếu tố như: đường sá, cầu cống, đầu máy, toa xe sẽ đảm bảo được hành trình này.

MỚI - NÓNG