Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác

TPO - Được đầu tư cả trăm tỷ đồng để đại tu và sửa chữa, tuy nhiên đến nay mặt cầu Thăng Long vẫn xuống cấp, hư hỏng trên diện rộng. Ngoài ảnh hưởng đến an toàn giao thông, việc này còn được đơn vị quản lý cầu cảnh báo, đang có nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi thọ của toàn bộ cầu Thăng Long.
Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 1

Được Sở GTVT Hà Nội tổ chức giao thông với tốc độ tối đa là 80km/h, tuy nhiên hiện nay, do mặt cầu Thăng Long bị hư hỏng nặng, nhiều đoạn mặt cầu bị xé rách nham nhở nên đơn vị quản lý cầu đã tự ý cắm biển báo ô tô chỉ được di chuyển với tốc độ dưới 50km/h. Cùng với đó, tại hai đầu cầu lên xuống, chủ phương tiện đều thấy các biển báo “Mặt cầu không êm thuận, các phương tiện giảm tốc độ”. 

Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 2

Có mặt tại cầu Thăng Long những ngày qua, PV Tiền Phong ghi nhận, mặt cầu tại nhiều đoạn đang bị các vết nứt xé rách nham nhở. 

Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 3

Tại đoạn cột đèn chiếu sáng được đánh số H75, mặt cầu nhiều đoạn bị xẻ rãnh sâu, riêng mặt bê tông nhựa đoạn từ H75 đến H74 làn đường Hà Nội – Nội Bài bị xẻ thành 5 rãnh sâu, mỗi rãnh rộng từ 20 đến 30 cm, sâu 5 đến 10 cm và kéo dài hàng chục mét.

Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 4

Với các đoạn còn lại hai bên đường đều có những đoạn hằn lún vệt bách xe kéo dài, bê tông nhựa trồi lên thành ụ và bị đẩy vào bên thành cầu.

 
Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 5 Tại đoạn từ cột đèn H64 đến H55 (giữa cầu), mặc dù tại một số đoạn mặt cầu bị rách đã được đơn vị duy tu thảm lại, tuy nhiên tại các vị trí vừa được thảm lại, tình trạng nứt, bong tróc lớp bê tông nhựa vẫn xảy ra.
  
Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 6 Tại đoạn từ cột đèn H64 đến H55 (giữa cầu), mặc dù tại một số đoạn mặt cầu bị rách đã được đơn vị duy tu thảm lại, tuy nhiên tại các vị trí vừa được thảm lại, tình trạng nứt, bong tróc lớp bê tông nhựa vẫn xảy ra. 
 
Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 7 Riêng, tại vị trí cột đèn H57, mặt bê tông nhựa bị nứt rách và tạo nên những ổ gà sâu và chòi cả bản thép bên dưới. 
Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 8

..

Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 9

Cùng với tình trạng xuống cấp mặt cầu, hiện cầu Thăng Long cũng vô cùng mất vệ sinh, nhếch nhác. Phần lớn mặt cầu đang chìm trong sỏi đá bị xới từ lớp bê tông nhựa lên, hai bên thành cầu có nhiều rác, phế liệu từ các xe tải đánh rơi nhưng nằm lâu ngày không được thu dọn.

Mặt cầu Thăng Long lại nứt toác ảnh 10

ông Lê Văn Thanh, Phó giám đốc Công ty Cổ phần đường sắt Hà Thái cho rằng: Mặt cầu xấu, nhiều ổ gà, sống trâu là nguyên nhân khiến cầu phát ra tiếng ồn và bị rung lắc mạnh. Ngoài ra, việc tấm bản thép dầm cầu bị chòi ra và ngấm nước nếu không được khắc phục sớm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi thọ dầm cầu. 

Cầu Thăng Long được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1985 theo công nghệ của Liên Xô (cũ). Cầu có chiều dài hơn 3,3 km bao gồm 2 tầng, tầng 1 phục vụ đường sắt và hai làn xe thô sơ, tầng hai  phục vụ ô tô qua lại. Trước tình trạng mặt bê tông nhựa tầng 2 bị xuống cấp, năm 2009 Bộ GTVT đã lập dự án đại tu và giao cho Ban Quản lý Dự án 2 thực hiện thảm lại toàn bộ mặt cầu với tổng chi phí hơn 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên chỉ sử dụng được một thời gian, vào đầu năm 2010 đến nay mặt cầu lại xuất hiện tình trạng nứt xẻ rãnh. Vào thời điểm cầu xuất hiện tình nứt xẻ rãnh trên diện rộng, Tổng Cục đường bộ Việt Nam cho biết, các vị trí trồi lún và các vết rạn nứt chiếm diện tích khoảng 10.500 m2, tương đương 40% diện tích toàn mặt cầu. Sau đó, mặt cầu Thăng Long lại tiếp tục được đầu tư, sửa chữa bằng nguồn kinh phí bảo trì đường bộ. Tuy nhiên đến nay, mặt cầu vẫn hư hỏng trên diện rộng.

MỚI - NÓNG