Mất tích trong chính ngày cưới

Mất tích trong chính ngày cưới
TP - Thông tin chính thức về con tàu Vinalines Queen bị chìm cùng 22 người trên tàu, khiến cho niềm hy vọng của thân nhân các nạn nhân bị dập tắt hoàn toàn.

Tàu Vinalines Queen đã chìm, một thủy thủ sống sót

Trong số các nạn nhân, có hai người đang sinh sống tại Thanh Hóa đó là Nguyễn Tài Phương (SN 1984), quê ở khu phố Lê Lợi, thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn và Tống Văn Thử (SN 1987) ở thôn Thái Dương, xã Thiệu Hòa, huyện Thiệu Hóa.

Thử là con trai út của bà Trịnh Thị Điểm (75 tuổi) và ông Tống Văn Ly. Hai ông bà có 6 người con, hai người con gái đầu lập gia đình ở trong xã, hai người con trai kế tiếp cũng đã ra ở riêng. Năm 2001, ông Ly qua đời vì căn bệnh u dạ dày. Thử vừa tốt nghiệp Đại học Hàng hải, đi làm trên tàu Vinalines Queen vừa tròn 4 tháng. Gia đình đón nhận tin Thử mất tích sau khi vừa làm tang lễ cho anh trai Thử là Tống Văn Thường (35 tuổi) được mấy ngày. Ngày anh Thường mất, Thử không về đưa tiễn anh được, chỉ điện thoại động viên người thân. Và có ai ngờ, Thử lại ra đi theo cách này, để lại nỗi đau chồng nỗi đau cho gia đình.

Hoàn cảnh của Phương cũng thật éo le. Phương đã làm việc tại công ty vận tải biển Vinalines - Vinalines shipping, thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được 3 năm. Từ ngày anh Phương xa gia đình sau chuyến nghỉ phép đến nay là được khoảng 3 tháng. Ngày 25-12, dù không thể về dự lễ cưới của chính mình được, nhưng họ hàng hai bên gia đình vẫn chuẩn bị cho lễ rước dâu. Không ngờ, anh lại mất tích vào chính ngày này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.