Mũ bảo hiểm va đập mạnh không nên dùng lại

MBH chất lượng kém, thanh tra vẫn chưa tiết lộ(!?)

MBH chất lượng kém, thanh tra vẫn chưa tiết lộ(!?)
TP - Ngày mai, 15/12, người ngồi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường cả nước phải đội mũ bảo hiểm (MBH). Nhưng đại diện Thanh tra Bộ KH&CN vẫn chưa cung cấp danh sách các nhãn hiệu gắn trên MBH có mẫu kiểm định không đảm bảo chất lượng.

>> Hà Nội: Lập 85 chốt xử phạt vi phạm đội mũ bảo hiểm
>> Bị chấn thương do MBH, được đền 100 triệu đồng

MBH chất lượng kém, thanh tra vẫn chưa tiết lộ(!?) ảnh 1
Người dân cần được biết rõ các thông tin về kiểm định chất lượng mũ - Ảnh: Phạm Yên

Ông Đặng Quang Huấn, Phó Chánh Thanh tra Bộ KH&CN rất nhiệt tình công bố các số liệu thanh kiểm tra MBH đợt tháng 7/2007 và đợt gần đây nhất.

“Kết quả kiểm tra của 51/64 chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh thành trên 1.150 cơ sở và 32.000 lô hàng hồi tháng 7/2007 cho thấy số mẫu MBH không đạt tiêu chuẩn lên đến 60,8%”, ông Huấn nói, “Trong khi đó, theo báo cáo chưa đầy đủ, tính đến ngày 12/12, kiểm tra 1.362 cơ sở, chỉ có 47 lượt cơ sở vi phạm quy định về chất lượng”.

“Sáng mai (thứ Sáu, 14/12) tôi phải đi Vĩnh Phúc để tham dự buổi tiêu hủy MBH không đạt chất lượng. Sáng ngày kia, tôi lại đi Hải Phòng cũng để kiểm tra hủy MBH không đạt chất lượng.

Rồi chiều mai, ban chỉ đạo lại có cuộc họp bàn về chất lượng. Nói như thế để có thể thấy chất lượng MBH được các cơ quan quản lý quan tâm sâu sát thế nào” - Ông Huấn cho biết.

Nhưng vấn đề là, những ngày này, người tiêu dùng đổ xô đi mua MBH mà không biết lựa chọn thế nào? Cơ quan quản lý có thể thu hồi rồi tiêu hủy hàng ngàn chiếc MBH không đạt tiêu chuẩn. Việc đó ai cũng có thể nghe thấy. Song không phải ai cũng biết những MBH bị tiêu hủy kia có nhãn hiệu gì. Với người tiêu dùng, họ vẫn không thu được thông tin cụ thể gì để trở nên thông thái hơn khi ra cửa hàng lựa chọn.

Vấn đề là, có hai chiếc MBH ngoài thị trường bị thu hồi mang nhãn hiệu A và sau khi kiểm định thấy không đảm bảo chất lượng chẳng hạn. Khi đó, chỉ có thể kết luận hai mẫu MBH mang nhãn hiệu A đó vào thời điểm đó vi phạm quy định chất lượng.

Chứ không thể quy nạp rằng MBH mang nhãn hiệu A không đảm bảo chất lượng. Có phải đổ oan cho doanh nghiệp không? Và thiệt hại cho doanh nghiệp, nếu báo chí nêu như thế, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Nhưng thông tin về danh mục, cho dù chỉ là mẫu nhãn hiệu MBH vi phạm thôi cũng rất cần thiết cho người tiêu dùng. Họ có thể tham khảo danh mục đó để đi đến lựa chọn cuối cùng?

Nhưng chúng tôi đang tổng hợp, cần hoàn chỉnh. Ngày 14/12 mới cung cấp được. Mà tôi nhắc lại, công bố danh sách đó rất có hại cho doanh nghiệp

Ngày 15/12 là ngày bắt đầu thực hiện đội MBH bắt buộc. Từ giờ cho đến mai, chắc chắn rất nhiều người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua. Cung cấp danh sách cho họ sớm ngày nào khiến họ đỡ lo lắng ngày đó…

Chúng tôi không thể tự quyết định được. Phải chờ ý kiến cấp trên. Mà danh sách mấy chục doanh nghiệp sản xuất MBH đăng ký chất lượng với cơ quan quản lý nhà nước chính là cái mà người tiêu dùng nên biết. Các anh cứ khuyến cáo họ mua mũ có nhãn hiệu đã đăng ký là hoàn toàn yên tâm.

Tự nguyện thì đâu có đồng nghĩa với việc chất lượng đã được đảm bảo, thưa ông? Ông có thể cho tôi gặp cấp trên để xin phép cấp danh sách kia được không.

(Ông Huấn ra khỏi văn phòng một chút rồi trở về với thông tin rằng lãnh đạo đang bận họp, không nghe điện thoại).

Doanh nghiệp hay sự an toàn của người tiêu dùng?

MBH chất lượng kém, thanh tra vẫn chưa tiết lộ(!?) ảnh 2
Thử nghiệm độ bền của mũ

Thấy khó hiểu với lý lẽ của ông Phó Chánh Thanh tra Bộ KH&CN về việc giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp trước nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng.

Chúng tôi đồng tình với quan điểm của quan chức Bộ KH&CN rằng một vài mẫu MBH của nhãn hiệu A xác định kém chất lượng không đồng nghĩa với việc tất cả MBH nhãn hiệu A kém chất lượng.

Tuy nhiên, ai cũng biết, việc xác định ngẫu nhiên dù chỉ một vài mẫu cũng có ý nghĩa nhất định trong việc đánh giá lô sản phẩm còn lại. Chính ông Huấn thừa nhận việc khẳng định chất lượng hàng triệu MBH hiện nay tốt hơn thời kỳ tháng 7/2007 là dựa trên cơ sở xét nghiệm chỉ vài trăm mẫu mới đây.

Nếu theo lý lẽ của ông Huấn, tại sao chỉ dựa trên cơ sở xét nghiệm vài trăm mẫu kia thôi, lại đưa ra nhận định cho cả hàng triệu chiếc mũ lưu thông trên thị trường? Theo lý lẽ của ông Huấn, có nên tin công bố của Thanh tra Bộ KH&CN cho rằng chất lượng MBH nói chung được cải thiện đáng kể không?

Có lẽ, đã đến lúc, cơ quan quản lý cần xem xét lại việc cung cấp thông tin, cung cấp bao nhiêu, như thế nào, nhanh hay chậm, phải dựa trên sự cân bằng lợi ích của các nhóm xã hội.

Việc quá chú trọng đến lợi ích của doanh nghiệp (mặc dù rất cần thiết) mà quên đi lợi ích của người tiêu dùng, nhất là lợi ích về sức khỏe, tính mạng, không hiểu Thanh tra Bộ KH&CN đứng trên quan điểm nào?

Mũ bảo hiểm va đập mạnh không nên dùng lại

Đội mũ bảo hiểm nếu bị va đập mạnh, nhất là va đập mạnh do ngã, thì không nên dùng lại dù bề mặt mũ chưa có vết nứt, nhà sản xuất mũ bảo hiểm (MBH) và nhà kỹ thuật thẩm định MBH khuyến cáo.

Theo đại diện Cty Srithai (Vietnam) Co Ltd., nhà sản xuất mũ bảo hiểm (MBH) Superwave, “không nên sử dụng mũ đã bị va đập hoặc bị tai nạn mặc dù không thấy mũ hư hỏng gì”.

Giải thích khuyến cáo, đại diện Cty cho biết, khi mũ bị va đập, miếng đệm bên trong sẽ bị biến dạng không nhiều thì ít. Các biến dạng đó có thể sờ nắn hoặc nhìn thấy, cũng có thể không thấy.

Miếng đệm là một lớp xốp nằm ngay dưới lớp vỏ cứng của MBH. Lớp xốp này phải đảm bảo tiêu chuẩn, không quá cứng và không quá mềm, đủ để hấp thụ hoặc làm giảm lực va đập.

Mặt khác, khi bị va đập, nhất là va đập mạnh, cho dù vỏ mũ chưa bị nứt, cũng thường xuất hiện các hốc ở giữa vỏ mũ và lớp đệm bên trong vỏ mũ. Chính các biến dạng lớp đệm và sự xuất hiện các hốc rỗng đó khiến cho MBH giảm khả năng chịu độ va đập. 

MỚI - NÓNG