Mở rộng Hà Nội: Phải chờ Quốc hội thôi!

Mở rộng Hà Nội: Phải chờ Quốc hội thôi!
TP - “Đề án mở rộng Hà Nội trình rồi mà Quốc hội chưa thông qua thì phải đợi thôi. Hiện tại, Chính phủ cũng chưa giao việc gì cụ thể đối với Bộ” - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nói với báo chí, chiều qua 22/5.

Theo Bộ trưởng Xây dựng, nếu đề án này được Quốc hội thông qua, lúc ấy Chính phủ sẽ giao cho Bộ Xây dựng chủ trì làm quy hoạch Hà Nội mở rộng.

Mở rộng Hà Nội: Phải chờ Quốc hội thôi! ảnh 1
Một góc Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh

Giải trình với đại biểu Quốc hội

Thưa Bộ trưởng, ông thấy cần giải trình với đại biểu Quốc hội những gì trước khi QH biểu quyết thông qua đề án (dự kiến cuối kỳ họp)?

Chính phủ đang nghiên cứu ý kiến của ĐBQH. Việc cần giải trình là giải đáp, làm rõ những thắc mắc mà các đại biểu quan tâm như đã phát biểu.

Tôi cũng chỉ theo dõi ở hội trường, nên cũng không nói gì thêm được. Nhưng tôi nghĩ là sẽ phải giải đáp những ý kiến mà ĐBQH băn khoăn.

Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn nói là Tờ trình chưa đủ thông tin, Bộ Xây dựng thấy mình cần bổ sung những gì?

Đề án này chỉ là định hướng, còn hiện nay chúng tôi chưa tiến hành quy hoạch. Bởi theo luật của mình quy hoạch phải theo địa giới hành chính. Vì chưa có địa giới nên chưa làm quy hoạch.

Chính phủ muốn báo cáo với QH về định hướng, nay mai QH thông qua việc mở rộng địa giới hành chính, Chính phủ sẽ chỉ đạo làm quy hoạch Hà Nội mở rộng theo định hướng đó.

Vì là định hướng nên Tờ trình ngắn gọn, nếu đã là quy hoạch thì nhiều bản vẽ, số liệu lắm.

Bộ có đưa ra quan điểm khác với những gì đã trình ra QH không, chẳng hạn như quy mô, lộ trình mở rộng Hà Nội?

Không! Chính phủ chuẩn bị và giao cho các bộ, không phải riêng Bộ Xây dựng. Tôi cho rằng, ở đây cũng không có khái niệm cái gì rõ nhất hay không rõ nhất, mà phải làm rõ ý kiến đại biểu băn khoăn. Bởi đó là ý kiến xác đáng.

Vì lợi ích nhân dân

Mở rộng Hà Nội: Phải chờ Quốc hội thôi! ảnh 2Tại hội trường, có đại biểu cũng nói, nếu như chúng ta không thông qua sẽ trở thành một quy hoạch treo khổng lồ. Tôi nghĩ đây là ý kiến xác đáng. Bởi vì, nếu đặt vấn đề lùi thời gian thông qua vào một lúc nào đấy, thì rõ ràng trong tâm lý sẽ có sự chờ đợi, thì đúng là treo khổng lồ. Tôi nghĩ đây là điều quan ngại cần quan tâmMở rộng Hà Nội: Phải chờ Quốc hội thôi! ảnh 3
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân

Thưa Bộ trưởng, nhiều Cty đã đầu cơ đất đai, đẩy giá bất động sản lên cao, nếu Hà Tây nhập về Hà Nội thì chính những Cty này được lợi nhất?

Tôi không biết Cty nào tung tin, rồi đầu cơ đất đai, nhưng Chính phủ trình đề án là vì trách nhiệm của Chính phủ trước nhân dân, đất nước; và trên cơ sở lợi ích quốc gia, không phải cục bộ, cá nhân ai.

Vậy sao không đưa ra 2 phương án để QH lựa chọn mà chỉ đưa ra một?

Chính phủ đã có báo cáo về các phương án nghiên cứu. Phương án trình được đánh giá là phương án nhiều ưu điểm hơn cả – bằng phương pháp chấm điểm có hệ số.

Chính phủ đã lựa chọn phương án này, vì nó có số điểm cao nhất. Phương án 1 đã được so sánh, phân tích cụ thể. Còn nếu nói với phương án đó Hà Nội rộng quá chỉ là cảm tính.

Không lo thiếu vốn

Với dự án này, chúng ta cần bao nhiêu vốn để đầu tư?

Vốn đầu tư sẽ không giống cách làm lâu nay. Chúng ta có thể huy động rất nhiều nguồn lực, chủ yếu là từ xã hội. Đối với việc phát triển đô thị thì chúng tôi thường nói “đô thị nuôi đô thị”.

Các dự án đô thị của DN đấy, Nhà nước có bỏ ra đồng nào đâu. Nguồn lực quốc gia là từ đất đai và con người. Chủ yếu là cơ chế, chính sách sẽ tạo ra nguồn lực. Quy hoạch sẽ tạo ra nguồn lực, thu hút được nguồn lực.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng mô hình thủ đô quá lớn, cộng thêm chức năng công nghiệp đã lỗi thời. Bộ trưởng nghĩ sao?

Thủ đô lớn hay không là phụ thuộc vào chức năng. Thủ đô của chúng ta là thủ đô đa năng, có cả chức năng về kinh tế. Điều này đã được xác định từ trước chứ không phải tới bây giờ mới nói. Phải tính toán kinh tế thủ đô thế nào. Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã xác định điều này.

Nguyễn Tuấn ghi

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.