Mong ước ấm no hơn

Đồng bào miền núi sẽ được no ấm hơn nhờ Chiến lược an sinh xã hội dự kiến thực hiện từ năm 2011 Ảnh: Hồng Vĩnh
Đồng bào miền núi sẽ được no ấm hơn nhờ Chiến lược an sinh xã hội dự kiến thực hiện từ năm 2011 Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - TS Nguyễn Hữu Dũng (ảnh), nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, hiện là Trợ lý Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH chia sẻ với Tiền Phong những điểm mới trong Chiến lược An sinh xã hội (ASXH) Việt Nam dự kiến thực hiện từ năm 2011.

> Thu nhập từ du lịch năm 2015 sẽ đạt hơn 11 tỷ USD

Đồng bào miền núi sẽ được no ấm hơn nhờ Chiến lược an sinh xã hội dự kiến thực hiện từ năm 2011 Ảnh: Hồng Vĩnh
Đồng bào miền núi sẽ được no ấm hơn nhờ Chiến lược an sinh xã hội
dự kiến thực hiện từ năm 2011. Ảnh: Hồng Vĩnh .

Độ sâu nghèo đói

Chủ trương xuyên suốt của Việt Nam là tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Chủ trương này cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới. Chính sách của chúng ta đã có nhiều tiến bộ với hơn 70 loại chính sách ASXH. Thế giới đánh giá, Việt Nam là một trong 4 nước giảm nghèo nhanh nhất.

Tuy nhiên, hiện nay tốc độ giảm nghèo chậm lại so với tốc độ tăng trưởng. Chuẩn nghèo của chúng ta là 200 nghìn đồng/người/tháng tại nông thôn. Nhưng trên thực tế, bình quân thu nhập tại nhiều vùng chỉ khoảng 130 nghìn đồng/tháng. Như vậy là khoảng cách để thoát khỏi nghèo đói còn rất lớn mà để lấp được “độ sâu” này không đơn giản.

"Năm 2011 sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong thực hiện an sinh xã hội."

Thực tế là chúng ta có quá nhiều các chương trình mục tiêu từ nhà ở, giáo dục, giảm nghèo, việc làm, thậm chí cả bình đẳng giới. Những chương trình mục tiêu này hướng đến các đối tượng cụ thể, tập trung vào giải quyết những bức xúc nhất. Nhưng cũng vì không có một chương trình tổng thể trên bình diện quốc gia, dẫn đến phân tán nguồn lực, thiếu đồng bộ. Việc một người nông dân miền núi được cấp một chiếc máy tuốt lúa nhưng gia đình anh ta lại không có một mét vuông đất lúa đã cho thấy sự thiếu gắn kết giữa chính sách và người thụ hưởng.

Điều quan trọng nữa là, quan niệm về nghèo đói bây giờ đã thay đổi, chứ không đơn thuần là cái ăn, là lương thực. Nghèo đói còn là thiếu cơ hội học hành, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, nước sinh hoạt.

Chính sách nhiều nhưng chất lượng và hệ thống cung cấp dịch vụ thấp, độ bao phủ kém. Ví như chính sách y tế, người nghèo khó tiếp cận dịch vụ bảo hiểm y tế. Chính sách giáo dục, người nghèo được miễn, nhưng vẫn không tiếp cận được do ngoài học phí còn hàng chục các khoản đóng góp đi kèm...

Kinh tế thị trường đã khiến xu hướng phân hóa giàu nghèo gia tăng. Nếu bị những “cú sốc” nữa thì khoảng cách này sẽ càng giãn ra. Nhất là sốc do cải cách thể chế, khủng hoảng kinh tế và thiên tai, biến đổi khí hậu. Chiến lược ASXH phải khắc phục được những tồn tại này.

TS Nguyễn Hữu Dũng
TS Nguyễn Hữu Dũng.

Xây dựng sàn ASXH

Mục tiêu chính của chiến lược ASXH mà Việt Nam sẽ thực hiện là hướng vào toàn dân. ASXH liên quan đến phân phối lại, công bằng trong phân phối, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ ASXH.

Chúng ta không chỉ quan tâm đến tăng trưởng, mà phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Thực hiện điều này phải thông qua một hệ thống ASXH đa tầng, linh hoạt, có thể hỗ trợ lẫn nhau. Mục tiêu lớn nhất là không ai bị gạt ra bên lề xã hội.

Trong chiến lược này có 3 trụ cột căn bản. Thứ nhất là thị trường lao động tích cực và chủ động; hỗ trợ nhóm lao động bị thị trường đẩy ra và nhóm yếu thế không vào được thị trường. Thứ hai là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Thứ ba là bảo trợ xã hội, cứu trợ đột xuất đối tượng bị thiên tai, bão lũ bất thường. Nếu thực hiện tổng thể 3 trụ cột này sẽ đảm bảo sàn ASXH, giải quyết được công bằng xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Một nguyên tắc quan trọng nữa là hệ thống ASXH phải đa tầng. Lọt tầng này sẽ có tầng khác đỡ. Thế giới đã xác định nhu cầu sống tối thiểu, tất cả những người rơi xuống mức này sẽ được hỗ trợ để đi lên. Tuy nhiên, Việt Nam do chưa đủ nguồn lực nên chúng ta tạo ra nhiều sàn, như dưới sàn mức sống tối thiểu là sàn chuẩn nghèo, tiếp đến là sàn trợ cấp xã hội.

Hiện có 3 mô hình ASXH trên thế giới: Mô hình nhà nước xã hội, tăng cường vai trò của cộng đồng như tại Đức; Mô hình nhà nước phúc lợi, trong đó trách nhiệm nhà nước là chính như tại Thụy Điển; Mô hình nhà nước thị trường, do thị trường và tư nhân thực hiện. Việt Nam đã nghiên cứu nhiều mô hình, lựa chọn và pha trộn các mô hình. Mô hình ASXH của Việt Nam là mô hình hỗn hợp.

Năm 2011 khi chiến lược này ra đời và bắt đầu triển khai thực hiện sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ ASXH.

Hà Nhân ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG