Một công viên, ba đơn vị cùng quản

Một công viên, ba đơn vị cùng quản
TP - Theo UBND TP Hà Nội, việc quản lý công viên và hồ tại thành phố đang tồn tại nhiều khó khăn.

> Công viên Tuổi trẻ chỉ phục vụ công ích?

Ngân sách thành phố không đủ để đầu tư cho các công viên, còn kêu gọi xã hội hóa thì chủ đầu tư đặt vấn đề bù đắp chi phí bằng những công trình thương mại nên dễ dẫn đến sai phạm.

Hiện nay, chỉ có 2 công viên thực hiện theo hình thức xã hội hoá thành công là Dịch Vọng và Yên Sở.

Năm 1995, TP Hà Nội thành lập Cty Thương mại Đầu tư và phát triển Hà Nội trực thuộc Thành Đoàn Hà Nội để quản lý và xây dựng công viên Tuổi Trẻ, đáp ứng nhu cầu giải trí, thể dục thể thao, nghỉ ngơi của thanh niên và nhân dân. Tuy nhiên, do hoạt động không hiệu quả nên năm 2003, Cty này được chuyển về Sở Du lịch.

Đến năm 2004 Cty được chuyển trực tiếp về trực thuộc Tổng Cty du lịch Hà Nội và đổi tên thành Cty Đầu tư và dịch vụ Tuổi Trẻ Hà Nội để có thể huy động nguồn lực tài chính.

Cùng việc đổi chủ, công viên này cũng đã hai lần được điều chỉnh quy hoạch, mà gần đây nhất là điều chỉnh quy hoạch 1/500 theo hướng trở thành Trung tâm Thanh thiếu niên Hà Nội.

Theo Cty Đầu tư và dịch vụ Tuổi Trẻ Hà Nội, họ được giao quản lý các hạng mục kinh doanh dịch vụ của công viên, UBND quận Hai Bà Trưng quản lý phần mặt nước của hai hồ điều hoà trong khu vực công viên, riêng hạng mục hạ tầng cây xanh của công viên lại do Sở Xây dựng chi trả để một đơn vị khác thực hiện.

Ông Nguyễn Hoài Văn, Giám đốc Cty Đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ cho biết, liên quan đến chủ trương chia tách đơn vị ra khỏi công viên Tuổi Trẻ, phía Cty chưa được biết cụ thể.

“Dù đây mới là chủ trương vì TP chưa có quyết định, nhưng thông tin này đã gây tâm lý hoang mang cho gần 100 cán bộ công nhân viên” - ông Văn nói.

Nhiều cán bộ, công nhân viên của Cty Đầu tư và Dịch vụ Tuổi Trẻ cho rằng, liệu thay đổi đơn vị quản lý có làm thay đổi được bộ mặt công viên hay chỉ là hình thức thay tên đổi họ?.

Trao đổi với PV, ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và công trình ngầm (Sở Xây dựng) cho biết, TP Hà Nội đang giao cho Sở nghiên cứu đề án chuyển mô hình quản lý của công viên Tuổi Trẻ, và do TP chưa có quyết định cụ thể nên chưa thể nói rõ về mô hình quản lý công viên này sắp tới thế nào.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.