Một ngày cầu nguyện cho thai nhi “xấu số”

Sư thầy trang nghiêm cử hành khoá lễ
Sư thầy trang nghiêm cử hành khoá lễ
Mùa Vu lan này, chư Ni tại Đại Bảo tháp Tây Thiên (Vĩnh Phúc) đã dành trọn một ngày để lập đàn cầu siêu cho hương linh thai nhi kém may mắn. Đối với những ai đã từng phá bỏ thai nhi, buổi lễ cầu siêu cũng chính là thời khắc sám hối. 

Thai nhi khao khát được làm người

Hàng ngàn người lặng yên khi nghe về mối nhân duyên, tình thâm cốt nhục thiêng liêng giữa cha mẹ và con trẻ. Sư thầy giảng giải: “Khi tinh cha huyết mẹ nhập vào nhau, tại thời điểm này, thai nhi chỉ là một hòn máu nhỏ chưa bằng hạt đậu song thần thức đã nhập vào. Đó cũng là một mạng người, một kiếp người”.

Các em khao khát được cất tiếng khóc chào đời và đón nhận tình thương của cha mẹ. Song vì vô vàn lý do, không ít người phụ nữ đã hủy bỏ đi huyết nhục của chính mình. Chúng ta đơn giản nghĩ đến bệnh viện nạo phá thai là xong. Nhưng chúng ta đã sai lầm khi cho rằng bào thai còn quá nhỏ không có xúc cảm. Thực tế các “em bé đỏ” (-cách gọi tâm linh dành cho thai nhi xấu số) sẽ vô cùng đau đớn, hoảng hốt. Thậm chí không ít “bé đỏ” còn biết nảy sinh tâm thức oán hận mẹ cha và cả những người trợ giúp việc nạo phá thai.

Một ngày cầu nguyện cho thai nhi “xấu số” ảnh 1

Lễ phóng sinh

Lúc này thai nhi trở thành những hương linh không còn thân thể vật chất mà tồn tại dưới dạng tâm thức năng lượng, tần sóng rung động, yếu ớt lang thang vô định không nơi bám víu che chở, vô cùng tội nghiệp. Còn đối với người nạo phá thai sẽ phải nhận quả báo sống trong day dứt ân hận.

Nước mắt hối hận

Đã có khoảng gần 3.000 người tham dự buổi lễ. Dưới sự hướng dẫn của Sư thầy ai nấy cùng nhất tâm đọc kinh, niệm Phật với lòng thành kính, hướng tới Đức Phật, cầu mong những linh hồn bé nhỏ được siêu thoát. Theo quan điểm của Đạo Phật, phá hoại thai nhi – là một trong năm đại tội. Người phụ nữ không chỉ phải mang nặng đẻ đau mà cả nam giới thấy giật mình về “bảo quá của hành động sát sinh” cũng như “tâm phục khẩu phục” với cách nhìn đầy nhân văn của đức Phật về quyền con người và “quyền được làm người”. Tuy các “bé đỏ” chỉ là một hòn máu nhưng nếu nhẫn tâm dứt bỏ vẫn khiến ai đó mang tội giết người.

Một ngày cầu nguyện cho thai nhi “xấu số” ảnh 2

Em bé thành kính lễ Phật

Một số phụ nữ bật khóc vì ân hận cho những lỗi lầm của mình đã gây ra trong quá khứ, còn người khác thì cảm thấy tâm trạng u uất, dằn vặt trước đây như được chút bỏ khi hiểu thêm về ý nghĩa của việc ăn năn lỗi trước, từ bỏ lỗi sau của nhà Phật. Tiếp xúc với chúng tôi nhiều nam, nữ thanh niên đã không ngần ngại thổ lộ cả những lỗi lầm sâu kín nhất mà bao lâu vẫn chôn chặt tận đáy lòng hoặc chỉ có thể “sống để dạ chết mang theo”.

Mong rằng từ đàn lễ cầu siêu thai nhi, mỗi người sẽ tự biết trang bị cho mình hành trang tri thức cùng đạo đức để sống tốt và có trách nhiệm hơn. Cũng mong lắm thay mỗi ngày sẽ yên vắng đi nỗi oán thán quặn thắt tâm can từ các sinh linh bé bỏng tội nghiệp. Bởi - “Chúng ta đã dành trọn một ngày đầy ý nghĩa để sống và cầu nguyện vì trẻ em - những trẻ em cõi âm vô tội đã không có may mắn được góp mặt trên đời” - Sư thầy xúc động nhắn nhủ.   

Trong khuôn khổ Đại lễ Cầu siêu tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, chư Ni Tây Thiên cùng các Phật tử YDA Việt Nam đã tổ chức thiện hạnh tặng 500 suất quà, tổng giá trị 150 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn (gia đình nghèo hoặc khiếm thính, tật nguyền) thuộc các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông huyện Tam Đảo.

MỚI - NÓNG