Mưa lũ tàn phá miền Trung
Mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung. Tại Khánh Hòa đã có 16 người chết do mưa lũ. Trong khi đó, tại Phú Yên, lũ lụt làm thiệt hại hơn 65,5 tỷ đồng.
![]() |
Khắc phục điểm sạt lở tại huyện Tuy An |
Mực nước sông Cái Nha Trang lên đỉnh lũ lúc 3 giờ ngày 15/12 là 12,78m, cao hơn mức báo động 3 là 2,78m, nước sông Dinh ở Ninh Hòa lên đỉnh lũ 5,67 m lúc 7 giờ ngày 15/12, cao hơn mức báo động 3 là 0,67 m.
Lượng nước lớn từ sông Cái đổ ra khiến toàn bộ nước ở vịnh Nha Trang vốn rất trong xanh nay đỏ ngầu không kém nước sông Hồng mùa lũ.
Đến chiều 18/12, mực nước ở tất cả các hồ trong tỉnh vẫn vượt quá cao trình tràn, tại khu vực hồ Đá Bàn, nhiều cán bộ lãnh đạo của tỉnh và huyện Ninh Hòa cùng hàng trăm cán bộ chiến sĩ LLVT vẫn thường xuyên túc trực, sẵn sàng ứng cứu và hỗ trợ nhân dân vùng hạ lưu sơ tán nếu tình huống xấu xảy ra.
Đã có 16 người bị chết, có những vụ rất thương tâm như vụ núi lở vùi chết 9 công nhân làm đường Khánh Lê - Lâm Đồng, 2 chị em ruột Nguyễn Thị Họa My (sinh năm 2000) và Nguyễn Thị Vành Khuyên (sinh năm 2002) ở khóm 4 phường Cam Thuận, thị xã Cam Ranh bị ngã xuống hố sâu ngày 15/12.
Hiện nay tại Khánh Hoà trời vẫn u ám và có mưa tại nhiều nơi. Có thể sẽ còn một đợt mưa lũ nữa.
Phú Yên: Lũ lụt làm thiệt hại hơn 65,5 tỷ đồng
Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB và TKCN Phú Yên , từ ngày mưa lũ đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7 người chết, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập trong nước, 34 nhà siêu vẹo và 2.600 ha lúa bị ngập úng phải gieo sạ, 100.000 con tôm hùm giống bị chết, 16.252m3 kênh mương nội đồng và hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã bị sạt lở và hư hỏng nghiệm trọng. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 65,5 tỷ đồng.
Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành địa phương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Tại huyện Sông Cầu, Tuy An và huyện Phú Hòa đã huy động gần 400 người của lực lượng bộ đội và đội thanh niên xung kích các xã di dời người và tài sản các vùng triều cường và khắc phục tình trạng sạt lở tại các tuyến đường xã lộ.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã tạm ứng kinh phí hơn 200 triệu đồng để mua vật tư, kịp thời cứu hộ những vùng bị ảnh hưởng. Đồng thời, các địa phương đã vận động bà con khẩn trương thu hoạch dứt điểm lúa mùa, lúa tăng vụ và hoa màu sau khi nước rút, vệ sinh đồng ruộng để gieo sạ kịp thời vụ lúa đông xuân 2005-2006, trục vớt và sửa chữa tàu thuyền bị hư hại để nhanh chóng khắc phục thất thoát do mưa lũ gây ra.
Riêng đối với đoạn đường bị sụt lún toàn bộ dài gần 2km trên tuyến QL1A tại km 1295+150 thuộc địa phận xã An Dân (huyện Tuy An), sau khi huy động toàn bộ nhân công và phương tiện máy móc, đến chiều ngày 18/12, điểm sạt lún này đã được khắc phục, nhằm đảm bảo cho những tuyến xe dài gần 30 km được thông suốt.
Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Đầu tư cao tốc Bắc - Nam: Trông chờ hợp tác công - tư

Bán hàng có 'chứng minh thư' ở TPHCM

Lạm phát có thể bùng phát?

Những bệnh nhân đầu tiền đến điều trị tại bệnh viện trăm tỉ từng bỏ hoang

Tàu hỏa 'nuốt' xe máy, đầu bếp tử vong tại chỗ

BN1435 nhiễm biến thể mới virus SARS-CoV-2 ở Anh đã có kết quả âm tính
