Mượn danh đi xuất khẩu lao động

Mượn danh đi xuất khẩu lao động
Xuất ngoại sang xứ người, thay vì kiếm tiền gửi về giúp gia đình, Hoan lại “quậy” khiến bị trục xuất về nước. Nhưng sau đó người ta lại thấy Hoan ở Đài Loan, dưới một cái tên khác.
Mượn danh đi xuất khẩu lao động ảnh 1

Hồ sơ, giấy tờ giả mạo của Lại Minh Hoan

Ngày 1/5/2005, Cty Vận tải Biển Bắc - NOSCO thuộc TCty Hàng hải VN (278 Tôn Đức Thắng, Hà Nội) đưa 28 LĐ sang Đài Loan (ĐL) làm việc tại Cty Mậu Giai (số 3 phố Tân Gia, TP Tân Doanh, Đài Nam).

Trong số đó có Lê Hồng Quang (sinh ngày 15/7/1977, tại Thanh Tân, Thanh Liêm, Hà Nam). Được biết, thời gian học định hướng tại VN, Quang tỏ ra hiền lành và chịu khó.

Không ngờ, khi đến ĐL được vài tháng, anh ta đã “không chấp hành nội quy công việc, đi chơi đêm về muộn, có biểu hiện nghiện hút, gây gổ đánh nhau và đe dọa hành hung người quản lý ký túc xá (KTX)…”.

Do quá coi thường nội quy KTX, nên Ban quản lý đã buộc phải cảnh cáo Quang nếu không “sửa đổi tính nết” thì sẽ bị trục xuất về nước. Thế nhưng, ngày 28/7/2005, Quang lại ngang nhiên gây gổ đánh nhau với nhân viên quản lý KTX, rồi rủ thêm một số LĐVN đang làm việc tại đây trốn ra ngoài.

Hơn thế, sau khi bỏ trốn, Quang đã gọi điện về trụ sở NOSCO tại VN đe dọa về nước sẽ tìm đến trả thù ban giám đốc.

Mới đây, Cty Mậu Gia (ĐL) đã gửi thông báo cho NOSCO “bản thành tích” mà Quang đã có được trong thời gian ở ĐL và đề nghị NOSCO tìm cách đưa anh ta về nước càng sớm càng tốt. Hiện nay, Lê Hồng Quang đã bị cảnh sát ĐL bắt giữ và sẽ bị trục xuất về nước.

Tưởng chuyện Lê Hồng Quang chỉ có vậy; ai dè, càng đi sâu càng ly kỳ. Mới đây, có nguồn tin cho biết, Lê Hồng Quang đang ở VN; còn người đang bị cảnh sát ĐL bắt giữ mang danh Lê Hồng Quang là một người khác.

Lê Hồng Quang đang ở tại ĐL là ai?

Tại hồ sơ đang lưu tại NOSCO đều nhất quán: Lê Hồng Quang, SN 15/7/1977, tại Thanh Liêm, Hà Nam. Như vậy, cần phải làm rõ người mang tên Lê Hồng Quang có phải đích thị là Lê Hồng Quang hay là người khác mượn danh?

Đoàn kiểm tra của NOSCO đã mang hồ sơ và ảnh của Lê Hồng Quang đi xác minh qua chính quyền địa phương và người dân (nơi Quang thường trú), được biết: Người trong ảnh (tại hộ chiếu mang tên Lê Hồng Quang) là Lại Minh Hoan, SN 9/8/1973, tại Thanh Liêm, Hà Nam; đã từng đi XKLĐ Đài Loan và bị trục xuất về nước…

Lại Minh Hoan và Lê Hồng Quang có nét mặt giống nhau như anh em sinh đôi và cả hai là người cùng thôn.

Nguồn tin của CA cho biết, trước đây Lại Minh Hoan đã được Cty dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hoá - LEESCO, có chi nhánh Hà Nội tại 12D Quan Nhân, Cầu Giấy đưa sang ĐL làm việc.

Theo đó, ngày 30/7/2005, ông Nguyễn Văn Minh - GĐ chi nhánh LEESCO tại Hà Nội đã xác nhận: Người trong ảnh (tại hộ chiếu) là Lại Minh Hoan, SN 9/8/1973, quê quán Thanh Tân, Thanh Liêm, Hà Nam.

Lại Minh Hoan đã đi ĐL làm việc theo hợp đồng ký ngày 20/2/2004 qua LEESCO. Tiếp đó, đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh xác nhận: Ngày 29/12/2003, Cục Quản lý xuất nhập cảnh có cấp hộ chiếu cho anh Lại Minh Hoan, SN 9/8/1973, thường trú tại Thanh Tân, Thanh Liêm.

Anh Hoan đã dùng hộ chiếu này để xuất cảnh lao động tại ĐL, ngày 15/3/2004 và nhập cảnh trở lại VN ngày 7/1/2005... Đối chiếu ảnh, thông tin người dân cung cấp và xác nhận của Cty LEESCO, NOSCO, Cục Quản lý xuất nhập cảnh… thì Lại Minh Hoan đã mượn danh Lê Hồng Quang để được XKLĐ lần 2.

Lại Minh Hoan đã thay tên đổi họ thành Lê Hồng Quang ngay cả tại chứng minh dân nhân, hộ khẩu… là “quá giỏi” và chắc đã nhận được sự “giúp đỡ” của một số cơ quan chức năng.

Các Cty XKLĐ cho biết, nạn thay tên đổi họ đang là vấn đề thời sự của XKLĐ; các cơ quan chức năng nên vào cuộc sớm, nhằm dập tắt nguy cơ hình thành các đường dây, tránh ảnh hưởng xấu đến chính sách XKLĐ và việc quản lý LĐVN tại nước ngoài.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.