Muốn được cưới người mình thương

Bà Pơloong Thị Ích (thôn Vòong) phải nuôi cháu trai vì ba mẹ cháu đều tự tử vì tục ép hôn. Ảnh: Thanh Trần
Bà Pơloong Thị Ích (thôn Vòong) phải nuôi cháu trai vì ba mẹ cháu đều tự tử vì tục ép hôn. Ảnh: Thanh Trần
TP - Tục xin vợ, ép hôn vẫn diễn ra trong những bản làng của xã Tr’Hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Nhiều cặp vợ chồng về chung sống dưới một mái nhà nhưng không hạnh phúc thậm chí tìm đến cái chết để trốn chạy hôn nhân không tình yêu.

Héo mòn vì tục ép hôn

Zơ Rum Ngó (22 tuổi, thôn A Riêu) đã lập gia đình nhưng hai vợ chồng không sống cùng nhau. Vợ anh là Pơloong Thị Tiêng, gần nửa năm nay bỏ về nhà mẹ đẻ ở thôn Dầm. Ngó nói: “Khi còn ở chung nhà, mìnAh với vợ cũng không nói chuyện, việc ai nấy làm, có khi ngồi chung mâm cơm cũng chẳng muốn hỏi nhau một lời, giờ cô ấy đi khi nào thích thì về, mình không quan tâm”.

Hai năm trước, ba mẹ anh Ngó đưa lễ vật  gồm chum, ché, cặp thanh la, cặp heo, cặp bò và 100 lít rượu sang xin cưới chị Tiêng. Mặc dù không hề thích chị, nhưng ba mẹ nhắm chị Tiêng từ lâu, buộc anh phải cưới làm vợ, nên anh gật đầu. Đám cưới của anh chị tổ chức linh đình, đến giờ vẫn chưa trả hết nợ vì vay tiền làm lễ đãi làng.

Vợ chồng anh cãi nhau liên tục. “Chuyện gì cũng cãi nhau được, nhìn mặt nhau thấy khó chịu cũng cãi. Mình không hiểu tính vợ, vợ cũng không chịu nghĩ cho mình. Cũng phải, có tìm hiểu nhau đâu mà thông cảm được”, anh Ngó trầm ngâm. Một lần hai người cãi nhau dữ dội, chị Tiêng ôm áo quần bỏ về nhà mẹ rồi bặt vô âm tín tới nay. Ngày ngày, anh vẫn theo thanh niên trong thôn đi rẫy, bẫy thú, tối đến nhâm nhi vài ly rượu rồi về ngủ, sống cuộc sống như khi còn độc thân.

Bi kịch

Bên trong căn nhà đìu hiu nằm dưới chân con dốc, bà  Pơloong Thị Ích (thôn Vòong) vẫn như chưa thể vượt qua cú sốc cách đây 5 năm khi người con dâu Cơ Lâu Thị Ng. tự vẫn. Đêm giao thừa, cả nhà quây quần bên ché rượu mừng năm mới rồi đi ngủ, đến nửa đêm bà thức dậy ra cửa thì hoảng hốt thấy con dâu nằm vật giữa nhà, tay còn nắm chặt nắm lá ngón.

“Mình muốn được cưới người mình thương làm vợ để sống hạnh phúc với nhau. Nhưng tục lệ ba mẹ đặt đâu mình ngồi đấy, cưới vợ còn phải xem cái bụng ba mẹ có ưng không đã…”.

 Zơ Rum Ngó

Bà Ích kể Ng. về làm vợ thằng Cơ Lâu H. do hai nhà sắp đặt chứ không hề thương nhau. Thằng H. cục tính, lại chẳng yêu thương con Ng. nên suốt ngày rượu chè be bét, đánh đập nó. Có với nhau đến mấy mặt con mà chưa bao giờ tôi thấy hai đứa hạnh phúc. Hết sức chịu đựng, chị Ng. tìm đến cái chết bỏ lại ba đứa con nheo nhóc, thế rồi mấy năm sau, cũng chính giữa căn nhà ấy, anh H. treo cổ tự tử. Bà Ích ân hận: “Tôi đâu ngờ ép vợ, ép chồng lại ra cơ sự này”.

Người ở thôn A Bai vẫn chưa quên được cái chết của anh Cơ Lâu N. sau một thời gian về chung sống với chị Pơloong B. Quá ngột ngạt trong cuộc hôn nhân không có tình yêu, hoàn toàn miễn cưỡng do hai gia đình sắp đặt, anh N. đã tìm đến cái chết.

 Ông Pơloong Bạ, cán bộ xã Tr’hy,  cho biết: “Trước đây tục xin vợ, ép hôn ở xã rất phổ biến, về sau xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cho bà con nên cơ bản chấm dứt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp cố ý vi phạm.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.