Nam Định có đại bảo tháp

Nam Định có đại bảo tháp
TPO-Bảo Tháp Đại Bi mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam và là công trình Phật giáo có quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Nam Định.

Nam Định có đại bảo tháp

TPO-Bảo Tháp Đại Bi mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam và là công trình Phật giáo có quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Nam Định.

Hôm qua, 17/11, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND tỉnh Nam Định, Giáo hội Phật giáo tỉnh Nam Định đã tổ chức Đại lễ Khánh thành Bảo Tháp Đại Bi và khai ấn Ngọc Phật tại Chùa Phúc Lộc, thuộc làng Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Nam Định có đại bảo tháp ảnh 1
 

Lễ khánh thành đã thu hút đông đảo tăng ni phật tử, nhân dân địa phương và khách thập phương. Dự đại lễ có đại diện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cấp chính quyền tỉnh Nam Định, Giáo hội Phật giáo Nam Định, Ban quản lý xây dựng Bảo Tháp và gần 20.000 phật tử.

Phúc Lộc Tự là ngôi chùa cổ nằm ven sông Đào được xây dựng vào khoảng năm 1440, hoàn thành vào khoảng năm 1442 (tính đến nay Chùa đã có lịch sử gần 600 tuổi). Chùa đã được công nhận là Di tích cấp Quốc gia năm 1993.

Ngày 17/11/2010, dưới sự trụ trì của Ni sư Thích Đàm Thành, được sự giúp đỡ của Tỉnh hội Phật giáo Nam Định và được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, Phật tử công đức, chùa đã được tiến hành trùng tu, mở rộng, khởi công xây dựng tháp Đại Bi trên tinh thần hoằng dương Phật pháp vì lợi ích dân tộc. Đến nay, sau 3 năm xây dựng, công trình đã hoàn thiện.

Nam Định có đại bảo tháp ảnh 2
 

Bảo Tháp Đại Bi được xây dựng theo kiến trúc mang màu sắc dân tộc và Phật giáo Việt Nam, kết cấu Bảo Tháp bao gồm 13 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 1.500m2. Chiều cao của Bảo Tháp là 49m – tượng trưng cho 49 ngày Đức Thích Ca thiền định kiên định để đạt đến giác ngộ tuyệt đối. Cấu trúc bên ngoài của Bảo Tháp mang hình bát giác, biểu hiện cho Bát chính đạo. Cấu trúc bên trong của Bảo tháp mang hình tứ trụ, là một khối thông suốt theo trục từ tầng 1 lên đến tầng 13 tượng trưng cho sự vận hành của vạn vật trong vũ trụ theo quy luật: Thành, Trụ, Dị, Diệt. Hình tứ trụ cũng là biểu tượng của Tứ diệu đế. Phía bên ngoài Bảo Tháp thờ 84 pho tượng trong cửu phẩm A di đà (từ tầng 2 đến tầng 12). Bên trong thờ Đức Phật Thích ca cùng 2 Đại Đệ Tử (tầng 1), từ tầng thứ 2 đến tầng 12 thờ 33 pho Phổ Môn; trên tầng 13 thờ Phật A di đà cùng Đức Quan Thế Âm và Đại Thế Chí cùng thờ Ngọc xá lợi Phật và Ngọc ấn Bảo Tháp… Đặc biệt, điểm nhấn độc đáo của Bảo Tháp chính là búp sen trên đỉnh. Ni sư Thích Đàm Thành, trụ trì chùa Phúc Lộc cho biết: Búp sen đặt trên đỉnh tháp đươc đúc bằng đồng đỏ, nặng trên 2 tấn, cao gần 3m, đường kính hơn 2m do các nhà hảo tâm, phật tử công đức.

Nam Định có đại bảo tháp ảnh 3
 

Với việc khánh thành Bảo Tháp Đại Bi, chùa Phúc Lộc đã trở thành một điểm đến tâm linh có ý nghĩa không chỉ đối với các tăng ni Phật tử và nhân dân địa phương mà còn cho cả du khách thập phương được về tham quan và lễ bái.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.