Năm tới tăng giá điện, nhưng không sốc

Năm 2011, nếu tiếp tục phải mua điện nước ngoài như năm 2010, và nếu thời tiết không thuận lợi thì dù tăng giá 30%, ngành điện vẫn bị lỗ (Trong ảnh: Hồ Thủy điện Yaly thiếu nước) Ảnh: Thanh Thúy
Năm 2011, nếu tiếp tục phải mua điện nước ngoài như năm 2010, và nếu thời tiết không thuận lợi thì dù tăng giá 30%, ngành điện vẫn bị lỗ (Trong ảnh: Hồ Thủy điện Yaly thiếu nước) Ảnh: Thanh Thúy
TP - Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đang xây dựng phương án tăng giá điện năm 2011. Sẽ có nhiều kịch bản khác nhau nhưng về cơ bản, căn cứ để Cục đề xuất tăng là giá than tăng cộng với các yếu tố đầu vào khác.
Năm 2011, nếu tiếp tục phải mua điện nước ngoài như năm 2010, và nếu thời tiết không thuận lợi thì dù tăng giá 30%, ngành điện vẫn bị lỗ (Trong ảnh: Hồ Thủy điện Yaly thiếu nước) Ảnh: Thanh Thúy
Năm 2011, nếu tiếp tục phải mua điện nước ngoài như năm 2010, và nếu thời tiết không thuận lợi thì dù tăng giá 30%, ngành điện vẫn bị lỗ (Trong ảnh: Hồ Thủy điện Yaly thiếu nước). Ảnh: Thanh Thúy .

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, giá điện trong các năm tới phải tăng lên mức 7 - 8 cent/kWh, không thể duy trì mức giá 5,3 cent (khoảng hơn 1.000 đồng) như hiện nay. Lộ trình tăng giá có thể thực hiện từng bước.

Cụ thể trong năm 2011, giá điện cần tăng 400 - 500 đồng/kWh hoặc lên 6,5 cent/kWh (tăng hơn 1.000 đồng). Các năm 2012 và 2013 tăng dần lên 7 và 8 cent. “Nếu để giá điện thấp, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thấp, ngành điện sẽ lỗ, không thể đi vay vốn đầu tư và nước ngoài không ai đầu tư vào ngành điện Việt Nam. Thời điểm tăng nên thực hiện từ đầu năm 2011. Mùa khô sắp tới không có điện dùng thì tổn thất, mất mát do thiếu điện còn lớn hơn”, ông Ngãi nói.

Theo lãnh đạo tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), bài toán tăng giá điện thực sự khó khăn với ngành trong nhiều năm qua. Theo EVN, giá điện 5,3 cent/kWh hiện nay quá thấp, phải tăng thêm 30% (tương ứng giá 6,5 cent trước đây đã được Chính phủ đồng ý cho năm 2011) mới đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ và mới hấp dẫn nhà đầu tư. Nếu năm 2011 không bị thiên tai như năm nay, nước về các hồ thủy điện nhiều hơn thì nếu được phép tăng giá 30% là đủ bù đắp cho ngành điện, một quan chức ngành điện chia sẻ.

EVN khẳng định sẽ cùng Bộ Công Thương và các ban ngành liên quan tính toán cân đối để tránh những cú sốc về giá, nhưng đơn vị này cũng nhấn mạnh rằng đã đến lúc giải quyết việc lùi tăng giá điện nhiều năm qua.

Để tránh tác động xấu của việc tăng giá điện, Hiệp hội Năng lượng đề xuất áp dụng 2 loại giá. Theo đó, tiếp tục hỗ trợ 50kWh đầu tiên với mức giá thấp hơn giá thị trường (khoảng 5,3 cent/kWh), áp dụng cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, cán bộ hưu trí, cán bộ công nhân viên hưởng lương không có thu nhập khác và học sinh, sinh viên.

Các hộ sử dụng điện có mức sống trung bình trở lên sẽ áp dụng giá bán điện theo thị trường ở mức 7-8 cent/kWh. “Việc giữ giá bao cấp 50 số điện đầu tiên áp dụng cho cả những người giàu, những người nước ngoài có thu nhập cao như thời gian qua là điều vô lý trong khi ngành điện đang bị lỗ, không có tiền đầu tư”, ông Ngãi nói.

Tuy nhiên, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp sử dụng nhiều điện, từ đó tác động người tiêu dùng. Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, nói, năm 2011, ngành thép dự kiến sản xuất 7 triệu tấn, mỗi tấn thép tiêu thụ khoảng 650kWh. Số tiền tăng lên do giá tăng điện năm 2011 sẽ phải cộng vào giá thành sản phẩm...”, ông Cường cho biết.

Theo nghiên cứu tác động của việc tăng giá điện đối với đời sống người dân và nền kinh tế do TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách, và các đồng nghiệp tiến hành, nếu giá điện tiêu dùng tăng 20%, điện cho sản xuất tăng 10%, thì GDP giảm 0,15% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,73%. Còn nếu giá điện cả hai khu vực đều tăng 20% thì GDP giảm 0,16% và CPI tăng 1,25%.

Theo TS Thành, trong tình huống nào, việc tăng giá điện cũng sẽ ảnh hưởng tới chi tiêu của các hộ gia đình ở nông thôn và thành thị. Nếu EVN có những thay đổi, nâng cao năng suất, thì thậm chí, giá điện hiện nay có thể giảm 2%, ông Thành nói.

Theo Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, giá điện năm 2011 chắc chắn phải tăng nhưng mức giá tăng, liều lượng tăng và thời điểm tăng cần được tính toán sao cho không ảnh hưởng lớn đến người thu nhập thấp, đồng thời không làm méo nền kinh tế vì bao cấp giá.

Ngày 22-11, một quan chức Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhận định: Trong thời điểm nhạy cảm này, khi CPI tháng 11 có khả năng tăng mạnh, việc tăng giá điện là rất khó.

MỚI - NÓNG