Nan giải “mạng nhện” trên trời

Nan giải “mạng nhện” trên trời
Từng bó dây lằng nhằng mỗi góc phố, nhà dân nằm xen lẫn với đường dây điện trung thế, thi thoảng lại có những sợi dây điện bị đứt nằm vắt ngang qua đường giao thông...
Nan giải “mạng nhện” trên trời ảnh 1
Dây điện, điện thoại “ôm” nhà dân.

Những cảnh này có thể bắt gặp ở bất kỳ đường, phố nào của Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Hải, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết nhiều năm nay gia đình vẫn phải bó gọn đám dây vừa điện thoại vừa điện lực ngay phía trước nhà bằng một sợi thép rồi ghì chặt vào ban công để bớt lo dây dứt, rơi xuống sân nhà.

“Tôi không cho lũ trẻ ra ban công chơi, ngay cả khi trời nắng nóng vì biết đâu dây hở, sờ vào bị giật ngay” - bà Hải nói.

Nhiều khi dây đứt, rơi xuống đường nhưng cả tuần trôi qua vẫn không thấy ai đến sửa. Nguyên do là hiện nay không chỉ có ngành điện lực giăng dây lên trời mà còn vài ngành khác như dịch vụ điện thoại, truyền hình cáp, dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL...

Ông Nguyễn Viết Quang, Giám đốc Cty Điện lực Hà Nội, thừa nhận hiện tượng kéo dây bừa bãi đang khá phổ biến. “Hiện nay, chuyện treo dây lên trời chẳng có ai quản, cũng không có ai phạt. Thậm chí, muốn kiểm soát cũng không nổi vì không có qui định, chế tài xử lý” - ông Quang nói.

Để đảm bảo mỹ quan đô thị cũng như an toàn cho người dân, giải pháp duy nhất là phải hạ ngầm toàn bộ hệ thống dây nhợ ngang dọc trên bầu trời thành phố. Thế nhưng, chỉ riêng chuyện ngầm hóa dây điện đã rất nan giải chứ chưa nói đến dây điện thoại, truyền hình cáp...

Theo Cty Điện lực Hà Nội, đến nay, đối với lưới điện trung áp, Hà Nội mới hạ ngầm được 963/2.314 km dây, chiếm hơn 41,5%. Đối với lưới hạ áp, thành phố mới hạ ngầm được 118/4.809km dây, chỉ chiếm tỉ lệ... gần 2,5%.

Ông Nguyễn Viết Quang khẳng định: “Việc hạ ngầm lưới điện đặc biệt tốn kém! Muốn đảm bảo tiến độ ngầm hóa, Hà Nội phải chi hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Trông chờ vào xã hội hóa thì rất khó nhưng đi vay ngân hàng thì công ty không dám vì lãi suất cao”.

Theo ông, ngay cả khi cố gắng hết sức, đến năm 2010 Hà Nội sẽ chỉ ngầm hóa được khoảng 60% hệ thống dây trung thế, còn lưới hạ thế thì chắc chắn sẽ đạt tỉ lệ rất thấp

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.