Nắng nóng dài kỷ lục

Nắng nóng gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị. Trong ảnh: Người dân đi lấy nước. Ảnh: TTXVN
Nắng nóng gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị. Trong ảnh: Người dân đi lấy nước. Ảnh: TTXVN
TP - Đợt nắng nóng hiện nay đã qua đỉnh gay gắt nhưng có khả năng kéo dài nhất từ trước đến nay và kéo theo là, bão có thể đến muộn song có thể mạnh hơn và gây mưa to hơn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (DBKTTV) nhận định.

>> Nắng nóng dữ dội, gia tăng bệnh tật
>> Mệt mỏi vì nắng nóng

Nắng nóng gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị. Trong ảnh: Người dân đi lấy nước. Ảnh: TTXVN
Nắng nóng gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị. Trong ảnh: Người dân đi lấy nước.
Ảnh: TTXVN.

Trả lời Tiền Phong chiều qua, ông Nguyễn Hữu Hải, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Hạn vừa-Hạn dài, Trung tâm DBKTTV, cho hay đợt nắng nóng hiện nay đã qua thời điểm gay gắt nhất nhưng chắc chắn còn kéo dài ít nhất đến cuối tuần này và có thể vắt sang tuần sau. “Giai đoạn gay gắt nhất của đợt nắng nóng này là lúc trưa và chiều mùng 5-7”, ông Hải nói.

Hà Nội gần ngang vùng chảo lửa

Đợt nắng gay gắt hiện nay, Hà Nội nóng gần ngang miền Trung và Tây Bắc vốn được xem là chảo lửa của cả nước. Các vùng phía tây chịu tác động của cả gió Lào, nhiệt độ chỉ dao động khoảng 40-41,5 độ C. Trong khi đó, nhiều nơi ở Hà Nội, vốn không chịu ảnh hưởng của gió Lào, cũng nóng đến gần ngưỡng ấy.

Cụ thể, ngày 5-7, các địa phương chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ như sau: tỉnh Hòa Bình 40 - 41 độ C, Con Cuông (Nghệ An) 40,8 độ C và cao nhất là Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 41,5 độ C. Trong khi ở Bắc Bộ, nhiệt độ cao nhất phổ biến là 36-39 độ C thì tại Hà Nội nhiệt độ cao hơn hẳn. Tại trạm Láng (Hà Nội) cùng thời điểm ngày 5-7 là 40,1 độ C và trạm Hà Đông 40,0 độ C.

Đáng chú ý, ngay cả vùng núi cao Lào Cai vốn có chế độ khí hậu ôn hòa hơn mà nhiệt độ cũng lên đến 40,0 độ C hôm 5-7. “Từ nay đến cuối tuần, nắng nóng sẽ giảm dần nhưng mức độ gay gắt thì phải đến hết ngày 11-7, nhất là ở miền Trung”, ông Hải cho hay.

Đến ngày 8 và 9-7, thời điểm thí sinh tập trung làm thủ tục đợt thi thứ hai và bước vào ngày thi đầu tiên, ông Hải khẳng định, toàn bộ vùng Trung Bộ và Bắc Bộ vẫn nắng nóng gay gắt. Phải đến 10-7, miền Bắc mới có dấu hiệu dịu mát. Trong khi đó, phải đầu tuần sau, tức từ 12-7 trở đi, Trung Bộ mới qua đợt nắng nóng. Như vậy, theo ông Hải, đợt nắng nóng này trên cả Bắc và Trung Bộ sẽ kéo dài 16-18 ngày, và sẽ là đợt nắng nóng kéo dài nhất từ trước đến nay.

Nắng nóng làm chết hàng loạt cây trồng tại Cam Tuyền (Cam Lộ, Quảng Trị) Ảnh: TTXVN
Nắng nóng làm chết hàng loạt cây trồng tại
Cam Tuyền (Cam Lộ, Quảng Trị) Ảnh: TTXVN.


Đêm trên 30 độ C - Hiếm gặp

Nắng nóng ban ngày ở Hà Nội năm nay chưa phải là kỷ lục. Tháng 5-1926, Hà Nội từng xảy ra nắng nóng với nhiệt độ ban ngày 42,8 độ C. Tuy nhiên, ban đêm nóng với nhiệt độ trung bình trên 30 độ C là hiếm gặp ở Hà Nội từ trước đến nay.

Lý giải nguyên nhân Hà Nội và các đô thị khác nóng nhiều về đêm, ông Hải cho biết đó là hiện tượng tích nhiệt ban ngày và tỏa nhiệt ban đêm của bề mặt các công trình xây dựng và mặt đường màu xám. Do xây dựng quá sát nhau, khi các toà nhà đối mặt với nhau, xảy ra hiện tượng bức xạ theo chiều ngang và hiệu ứng này lớn nhất vào ban đêm.

Nhiệt độ lúc 13 giờ ngày mùng 6 - 7, phổ biến 36 - 38 độ C, một số nơi 39 - 40 độ C như Tây Hiếu (Nghệ An) 39,8 độ, Chi Nê, Lạc Sơn (Hòa Bình) 40,0 độ C, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 41,1 độ C. Riêng vùng Láng (Hà Nội) hạ đến 38,4 độ C. 

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, chia sẻ, đô thị hoá như ở Hà Nội hiện nay đúng là ảnh hưởng tới nhiệt độ trung bình và là nguyên nhân khiến ở Hà Nội nóng không kém các cùng chảo lửa miền Trung. Nhiệt độ tại các khu vực trung tâm của Hà Nội mấy năm nay thường cao hơn ít nhất là vài độ so với miền quê xung quanh.

Ngoài ra, vẫn theo GS Đăng, nóng gay gắt ở Hà Nội còn phải kể đến do có nhiều máy móc, xe cộ, điều hòa nhiệt độ trong thành phố. Cũng không thể bỏ qua hiện tượng nóng do có quá ít cây xanh. GS Đăng cho rằng, quá ít cây xanh ở Hà Nội khiến nước ít được hút khỏi đất và bốc hơi khỏi lá cây, năng lượng ít được hấp thụ dưới dạng nhiệt bốc hơi ngầm, do đó, ít giúp làm giảm sức nóng của lớp không khí bề mặt.

Bão có thể mạnh hơn, mưa to hơn

Ông Hải cảnh báo, từ nay đến hết mùa hạ, còn không dưới 1-2 đợt nắng nóng nữa ở Bắc Bộ và 2-3 đợt ở Trung Bộ, trong khi khu vực Nam Bộ có thể không còn nắng nóng nữa do mưa bắt đầu về.

Về mưa, chuyên gia khí tượng cho rằng vẫn chưa thể biết chính xác khi nào mới có. Theo TS Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm DBKTTV, từ nay đến trung tuần tháng 7, ở Bắc Bộ, chỉ có mưa rào nhẹ với lượng mưa dưới 30 mm, ở Trung Bộ vẫn chưa có khả năng xuất hiện mưa, nên tình trạng hạn hán và thiếu nước sinh hoạt vẫn trầm trọng.

Năm 1998 được cho là có bão muộn kỷ lục, nhưng cũng chỉ đến ngày 7-7 đã có cơn bão đầu tiên. Thế mà, năm nay, “đến bây giờ vẫn chưa có mưa và bão là lạ”, ông Hải lo ngại. “Tình hình thế này có thể là điềm báo cho một mùa mưa bão đến muộn hơn, tập trung ở miền Trung, với các cơn bão có thể mạnh hơn và mưa to hơn trung bình nhiều năm”.

Nắng nóng tràn lan toàn cầu

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước khác cũng đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt. Tại Trung Quốc, ngày 5-7, cơ quan khí tượng thủy văn nước này cho hay nắng nóng gay gắt tràn ra 16 tỉnh thành của nước này, kể từ ngày 30-6. Nhiệt độ cao nhất tại Bắc Kinh ngày 5-7 lên đến 40,3 độ C, cao hơn so với Hà Nội. Khu Tự trị Tân Cương ghi nhận được 3 người chết vì nắng nóng và 20 người nhập viện do bị say nắng.

Trong khi đó, bên kia bán cầu, nắng nóng tấn công một số bang miền đông nước Mỹ như New York, Philadelphia, New Jersey, Delaware và thủ đô Washington DC. Đợt nắng nóng này bắt đầu từ mùng 5 - 7 và dự kiến kéo dài đến 8-7 với nhiệt độ lên gần tới 38 độ.

Các thành phố của Canada như Ontario and Quebec cũng trải qua đợt nắng nóng gay gắt đến cuối tuần này. Tại Toronto, nhiệt độ được thông báo từ đầu tuần là 34 độ C nhưng thực tế ghi nhận lên đến 40 độ C.

QD (st) 

MỚI - NÓNG