Quốc hội thảo luận về Luật Khám - Chữa bệnh:

Nên được hành nghề y ngoài giờ

Nên được hành nghề y ngoài giờ
TP - Hôm qua, Thảo luận dự thảo Luật Khám - Chữa bệnh (KCB), nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) cho rằng nhân viên y tế cơ sở công lập nên được phép làm thêm ngoài giờ tại các cơ sở y tế khác.
Nên được hành nghề y ngoài giờ ảnh 1
Nhiều đại biểu cho rằng, hành nghề y ngoài giờ vừa đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân vừa tăng thêm thu nhập chính đáng cho cán bộ y tế

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Phạm Ý Nhi (Hà Nội) tán thành đề nghị của Chính phủ và Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban về các Vấn đề Xã hội cho phép cán bộ, viên chức ngành y được làm thêm ngoài giờ tại các cơ sở y tế khác. Quy định này tạo điều kiện khai thác triệt để chất xám, đặc biệt cán bộ có trình độ, tay nghề cao, khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực trong ngành y tế.

Đồng thời, quy định đó còn đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng KCB của một bộ phận không nhỏ bệnh nhân và tạo điều kiện tăng thu nhập chính đáng cho cán bộ y tế, giúp họ yên tâm công tác, là động lực thúc đẩy họ luôn trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn để tạo thương hiệu cho chính bản thân mình.

Chứng chỉ hành nghề - Cấp một lần

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, quy định cấp chứng chỉ hành nghề cho tất cả nhân viên y tế công và tư là rất cần thiết. “Đề nghị cấp một lần và không xác định thời hạn. Nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề, chứ không nên quy định thời hạn năm năm rồi sau đó phải xin gia hạn hoặc cấp lại, vì, như vậy, sẽ gây trở ngại, ách tắc không cần thiết” – Ông Nghĩa đề nghị.

ĐB Lê Minh Hồng (Hà Nam) cho rằng, không nên quy định chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp thì dùng được trong cả nước, còn chứng chỉ do Giám đốc sở Y tế cấp thì chỉ có sử dụng được nội tỉnh.

Nên được hành nghề y ngoài giờ ảnh 2
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu
 

Về cấp phép hoạt động cho các cơ sở KCB, nhiều ĐB đề nghị điều chỉnh theo hướng thống nhất do một đầu mối là ngành y tế thực hiện, luật nên quy định theo hướng bắt buộc phải có giấy phép đối với các cơ sở KCB tư nhân.

Các ĐBQH cũng đề nghị, phải quy định rõ về mối quan hệ giữa công và tư để tránh bị lạm dụng, làm mất uy tín cán bộ y tế nhà nước hoặc làm phiền cho bệnh nhân.

Y tế công lập - Chủ chốt

Nên được hành nghề y ngoài giờ ảnh 3Một nội dung rất lớn là vấn đề y đức được các đại biểu quốc hội thảo luận với trách nhiệm cao, cũng là một đòi hỏi rất cao đối với ngành y, các y bác sĩ, thầy thuốc. Đề nghị ban soạn thảo cân nhắc cách thể hiện rõ hơn, kể cả quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu của các cơ sở KCB trong việc đào tạo, bồi dưỡng đối với nguồn nhân lực của ngành y tế, quy trách nhiệm đối với những người có vi phạmNên được hành nghề y ngoài giờ ảnh 4 - Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng

ĐB Trương Thị Thu Hằng (Đồng Nai) đề nghị bổ sung quy định khẳng định vai trò chủ đạo của hệ thống y tế công lập, đặc biệt trong việc giữ vững định hướng công bằng hiệu quả, phát triển và đảm bảo an sinh xã hội.

Cần tiếp tục tăng đầu tư cho bệnh viện công nhằm phát triển hệ thống y tế công lập, qua việc tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm như dự luật quy định.

Theo ĐB Hằng, xây dựng khung giá, phí dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ; bảo đảm minh bạch giữa hỗ trợ của nhà nước và đóng góp của dân, phù hợp với khả năng chi trả của bệnh nhân ở các vùng có mức thu nhập khác nhau, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

“Phải luật hóa cơ chế tài chính cho y tế công lập bằng những quy định mang tính nguyên tắc làm cơ sở cho việc sửa đổi cơ chế hoạt động và chính sách viện phí - nội dung rất cần thiết cho hoạt động KCB - mà Dự thảo Luật chưa đề cập”-ĐB Hằng kiến nghị.

Theo ĐB Triệu Sỹ Lầu (Cao Bằng), nên quy định trong luật việc luân chuyển cán bộ y tế từ tuyến trên xuống tuyến dưới và ngược lại. “Luân chuyển để cán bộ được trao đổi kinh nghiệm, trao đổi chuyên gia với nhau. Đồng thời, nâng cao trình độ của các cơ sở KCB ở tuyến dưới, để đồng bào vùng sâu, vùng xa được thụ hưởng trình độ phương pháp hiện đại về KCB”.

Nên được hành nghề y ngoài giờ ảnh 5
ĐB Triệu Thị Bình (Yên Bái) phát biểu ý kiến. Ảnh: Hồng Vĩnh

ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) đề nghị tổng kết vấn đề xã hội hóa y tế trước khi luật hóa. “Có những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng y đức như: Nhiều cơ sở đầu tư  máy móc, thiết bị mới đắt tiền do đó bệnh nhân nào cũng bị ép phải chụp chiếu, cắt lớp laser để khấu hao cho nhanh đủ tiền vốn đầu tư thiết bị. Xã hội hóa như vậy không được và đấy là một thực tế!” – ĐB Lịch phản biện.

MỚI - NÓNG