Nếu bất cẩn, người dân sẽ thiệt hại lớn!

Nếu bất cẩn, người dân sẽ thiệt hại lớn!
TP - Điều đáng quan tâm là mùa mưa bão này, VN sẽ còn phải “đón” 5 cơn bão nữa, và thực tế đang rất cần sự đối phó khác hơn so với hiện tại.

Trao đổi với PV Tiền phong chiều 21/5/2006, bà Dương Liên Châu - Phó GĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, cơn bão số 1 diễn ra hoàn toàn đúng với dự báo tầm xa của Trung tâm.

Trước đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn đã cảnh báo: Năm 2006 VN sẽ bị tác động bởi 6 cơn bão. Đây là dự báo xa nên theo bà Châu độ chính xác là tương đối, nhưng việc tăng cường cảnh giác là rất cần thiết.

6 cơn bão được dự kiến sẽ đổ bộ vào nước ta năm  2006 diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11, có cường độ rất mạnh bởi những biến đổi thời tiết không thuận lợi.  Sau cơn bão số 1, 5 cơn bão còn lại cũng có cường độ lớn không kém.

Tiếp nhận đóng góp hỗ trợ đồng bào bị nạn trong cơn bão số 1

Để góp phần khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão số 1, Báo Tiền phong tiếp nhận mọi sự hỗ trợ của bạn đọc trong và ngoài nước. Mọi sự ủng hộ xin gửi về Tòa soạn và các văn phòng của báo Tiền phong trên toàn quốc.

Địa chỉ: Tòa soạn báo Tiền phong 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.

Tài khoản : 1020100000117796, ngân hàng Công thương 2, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Văn phòng báo Tiền phong: Miền Trung: 19 Ngô Gia Tự, TP Đà Nẵng; TP Hồ Chí Minh: 384/54 Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Tây Nguyên: 26 Trần Nhật Duật, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk; Đồng bằng sông Cửu Long: 46A, Quốc lộ 91B, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Sự hình thành, tốc độ, hướng di chuyển của bão năm nay cơ bản vẫn nằm trong quy luật: vào đầu mùa mưa: bão đổ bộ vào phía Bắc; giữa mùa, đổ bộ vào các tỉnh miền Trung và cuối mùa sẽ dồn vào các tỉnh phía Nam.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quy luật thông thường, vẫn có những diễn biến ngoài dự đoán. Năm 1989, cơn bão đầu mùa mưa nhưng đổ bộ vào Đà Nẵng là một ví dụ.

Dự báo, trong những cơn bão sắp tới sẽ có cơn bão có hướng đi phức tạp như bão số 1. Hướng di chuyển của cơn bão được xem là quan trọng nhất trong dự báo, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khâu chuẩn bị đối phó với bão, nhưng theo bà Châu đây là điều khó dự đoán hơn cả, bởi biến đổi của khí quyển, các hoàn lưu mạnh lên hay yếu đi khiến hình thành hướng đi của bão không ai có thể đoán trước.

Sẽ phải thay đổi cách phòng lẫn chống!

“Những tang tóc của người dân miền Trung trong những ngày đầu của mùa mưa bão năm 2006 này sẽ ghi sâu trong tâm trí của hàng triệu ngư dân không những bởi đây là mất mát lớn, mà còn bởi nó diễn ra vào những ngày chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống phòng chống giảm nhẹ thiên tai (22/5).

Hôm nay, các cơ quan chức năng tổ chức lễ mít tinh tại Hà Nội kỷ niệm ngày này với tinh thần phải chia buồn với người dân” - TS Bùi Văn Đức - GĐ Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia ngậm ngùi. Cần phải làm tốt hơn nữa những khuyến nghị của các cơ quan nghiên cứu khí tượng có lẽ là việc không bao giờ thừa.

Thiên tai thường xuyên diễn ra trên biển, nhưng người dân đi biển thì gần như được trang bị còn quá thô sơ. Ngoài phương tiện  cái mà người dân đang cần được trang bị nhiều hơn nữa là cách tránh bão, sự hiểu biết và thông tin về thiên tai trên mỗi chuyến đi ở biển.

Bà Dương Liên Châu đề nghị: Ngư dân đi biển cần được Nhà nước, các ban ngành địa phương tổ chức giáo dục đồng đẳng, họ cần được nâng cao hiểu biết về đối phó thiên tai trong thời đại thiên tai không ngừng xảy ra khốc liệt. Những thay đổi này gần như quyết định toàn bộ đến sự an nguy của người dân, đặc biệt là ngư dân trên biển.

Thống kê của Bộ Thủy sản cho thấy VN hiện có 96.166 tàu thuyền, cả nước đã tổ chức được hơn 100 khu neo đậu dọc bờ biển và các điểm bắn pháo hoa kêu gọi tàu thuyền tránh bão.

Ông Nguyễn Ngọc Oai-Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho hay, với các điều kiện trên, nếu khâu dự báo tốt thì ngư dân vẫn có thể chạy tránh bão an toàn.

Trưởng ban Phòng chống lụt bão TW Lê Huy Ngọ cũng đồng tình nhận định “khâu dự báo bão còn yếu” cần được nâng cao hơn. Trao đổi với Tiền phong, ông Ngọ cho hay, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TW sẽ kiểm điểm lại thực tế và phải bổ sung nhiều phương án chống bão mới hơn.

Đã đến lúc không thể cứ áp dụng các phương pháp truyền thống như hiện nay. Riêng với chương trình đánh cá xa bờ, vấn đề không còn là đầu tư tàu, thiết bị nghe nhìn thông thường, mà phải nâng cao hơn tầm kiểm soát, định vị quản lý tàu.

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.