Nghệ An thiệt hại nặng do mưa lũ, 6 người chết và mất tích

Các công trình giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng.
Các công trình giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng.
TPO - Bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 nên địa bàn Nghệ An xảy ra mưa to đến rất to. Đến ngày 14/9, các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương đã xảy ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 748 tỷ đồng.

Theo thống kê của UBND tỉnh Nghệ An, toàn tỉnh có 6 người bị mất tích và tử vong. Trường hợp mất tích của ông Vi Văn Hải (SN 1974, trú tại bản Liên Minh, xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu) bị lũ cuốn trôi ngày 14/9 đến nay vẫn chưa được tìm thấy.

Mưa lũ cũng làm cho 52 căn nhà bị đổ sập, 17 căn nhà bị cuốn trôi, 368 nhà bị tốc mái, 696 nhà bị sập. Ngoài ra, hàng chục căn nhà, công trình, ô tô, cây xăng bị lũ cuốn trôi và hư hỏng... Các trường học trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều trường phải cho học sinh nghỉ học để khắc phục hậu quả. 

Cụ thể có 26 điểm trường bị hư hại, 31 phòng học ngập nước, 20 bộ máy vi tính, 6 máy in, 167 bộ bàn ghế, 80 bộ chăn màn, 380 bộ sách giáo khoa, 2,7 tấn gạo trường bán trú bị lũ cuốn trôi.

Nghệ An thiệt hại nặng do mưa lũ, 6 người chết và mất tích ảnh 1

Lúa, hoa màu bị tàn phá

Hàng ngàn người dân chịu cảnh điêu đứng khi hơn 9 nghìn ha lúa bị ngập, cây ăn quả, diện tích rừng trồng cũng bị đổ gãy. Đặc biệt, 269 gia súc, hơn 14 nghìn gia cầm bị chết và cuốn trôi. Gần 2 nghìn ha ao, hồ nuôi cá bị ngập. Các công trình giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, xây dựng bị sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng.

UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các ban ngành triển khai công tác khắc phục do mưa lũ, trích ngân sách, tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị chết, gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, phải di dời. Huy động mọi lực lượng tổ chức tìm kiếm người mất tích, vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất. Sửa chữa các công trình hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất và đời sống. Chỉ đạo nhân dân tập trung thu hoạch lúa, hoa màu, cứu trợ kịp thời lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cho nhân dân vùng bị ngập úng, chia cắt.

Theo dõi  chặt chẽ diễn biến lũ, tăng cường công tác thông tin truyền thông, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng ven sông suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp để người dân và chính quyền nắm. Chủ động phương án để đối phó với mưa lũ, thiên tai thời gian tới.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã đề xuất Trung ương hỗ trợ gạo, kinh phí để giúp người dân ổn định lại cuộc sống.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.