Nghệ sỹ bàn chuyện bảo tồn văn hóa dân tộc

TP - Trong chuỗi chương trình gặp mặt các văn nghệ sỹ người dân tộc thiểu số được phong tặng NSND, NSƯT và nghệ nhân ưu tú ngày 25/3, Bộ VHTTDL ghi nhận nhiều ý kiến về giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số.

Văn hóa dân tộc thiểu số đa dạng nhưng chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức, đứng trước nguy cơ mai một. “Cá biệt có dân tộc không tồn tại mô hình cư trú, làng bản truyền thống. Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, có tác động làm biến dạng, biến đổi giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc”, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện nêu.

Theo các nghệ sỹ, chính sách của nhà nước chỉ có thể bảo tồn phần nào bản sắc dân tộc. Tự cứu mình, cứu bản sắc văn hóa dân tộc mình là ý kiến của bà Chu Thùy Liên, người Hà Nhì (Điện Biên). Nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số gần hai chục năm nay, bà chứng kiến sự phai nhạt ngày càng rõ rệt. “Khi chúng tôi mới tìm đến, nhiều đồng bào không còn nhớ từ trong tiếng dân tộc mình chỉ các loại rau, vật nuôi. Mất bản sắc thể hiện ở chỗ biết làm mà không biết nói, bởi chỉ nhìn các cụ làm rồi theo thôi”, bà Liên nói..

Bà Liên cho rằng: “Hãy bắt đầu bằng tiếng nói, chữ viết, món ăn của dân tộc mình thông qua việc phục dựng lễ hội”.  Nhiều lễ hội quan trọng trong đời sống của đồng bào Lào, Thái, Khơ Mú, Mông đã được khôi phục trong những năm gần đây. Nếu thời điểm này về bản Công, Kéo của người Khơ Mú, bản người Mông, Lào ở Điện Biên sẽ thấy rõ tri thức ẩm thực được thực hành, trang phục được khôi phục.

Ông Nông Quốc Bình, Chủ tịch Hội VHNT cho rằng, nhiều văn bản của Nhà nước nói phải có “cơ chế chính sách đặc thù cho đồng  bào dân tộc thiểu số”, dẫu vậy để điều này đi vào cuộc sống chưa dễ. Hơn nữa, Nhà nước không thể bao cấp mãi đối với hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số.

Kêu gọi nguồn lực xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp để đầu tư cho sự nghiệp bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc không dễ. Đại diện tỉnh Điện Biên cho rằng, xã hội hóa có thể bắt đầu bằng việc Nhà nước trợ giúp hình thành các bản làng văn hoá. Sau khi được công nhận, Điện Biên định hướng phát triển du lịch trải nghiệm tại bản làng, tạo điều kiện cho các nghệ nhân khôi phục nghề truyền thống.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.