Nghịch lý Quỹ bảo trì đường bộ: Không đi vẫn phải nộp

Khi quỹ bảo trì đường bộ hình thành, các trạm thu phí nhà nước sẽ bị dỡ bỏ, chỉ còn trạm thu phí BOT
Khi quỹ bảo trì đường bộ hình thành, các trạm thu phí nhà nước sẽ bị dỡ bỏ, chỉ còn trạm thu phí BOT
TP - Trong tháng 7 này, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ trình Đề án lập Quỹ bảo trì đường bộ lên Chính phủ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, còn khá nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Tiền Phong phỏng vấn ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Đường bộ.

>>Bộ GTVT muốn thu phí đường bộ qua xăng, dầu
>> Xóa trạm thu phí, lắp đồng hồ tính phí trên xe

Khi quỹ bảo trì đường bộ hình thành, các trạm thu phí nhà nước sẽ bị dỡ bỏ, chỉ còn trạm thu phí BOT
Khi quỹ bảo trì đường bộ hình thành, các trạm thu phí nhà nước sẽ bị dỡ bỏ, chỉ còn trạm thu phí BOT . Ảnh: Bảo Khánh

Không đi vẫn phải nộp

Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết: Đề án Quỹ bảo trì đường bộ đã sửa tới lần thứ 4, đang hoàn thiện để trình Chính phủ. Phương án thu tiền lập quỹ là: Đối với phương tiện sử dụng xăng sẽ thu theo lít bán trên thị trường với mức 1.000 đồng/lít; phương tiện chạy bằng diesel sẽ thu theo cây số xe lăn bánh trên đường bộ, trường hợp khác thì thu theo tháng hoặc chu kỳ kiểm định xe, người tham gia giao thông đường bộ có thể mua vé đi theo tháng.

Phương án này, qua nghiên cứu thấy hầu hết phương tiện sử dụng xăng. Những đối tượng nhỏ lẻ chỉ dùng xăng để chạy máy phát điện gia đình, máy bơm nước ở nông thôn, chúng tôi chỉ giải thích, tuyên truyền để họ thông cảm chứ chưa đặt vấn đề hoàn tiền vì việc theo dõi hoàn trả rất tốn kém.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Đường bộ
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Đường bộ.

Cụ thể việc bán theo tháng với người dùng diesel thế nào, thưa ông?

Các phương tiện sử dụng dầu diesel thường phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật, môi trường. Do đó, khi xe đến trạm kiểm định sẽ bị kiểm tra, trường hợp chủ phương tiện chưa nộp thì phải mua. Những trường hợp cố tình không mua phí, bộ phận bán phí bảo trì không cấp chứng nhận kiểm định.

Ông nói đối tượng sử dụng xăng nhưng không lưu thông đường bộ vẫn phải nộp phí thông cảm. Liên quan tiền bạc dân làm sao chấp nhận?

Chúng tôi sẽ tập trung vào việc tuyên truyền, vận động là chính. Ngoài ra, nếu cần thì chúng tôi sẽ hoàn trả theo một phương thức nào đó.

Dân vẫn thắc mắc nhiều

Sao chưa thấy Bộ GTVT lấy ý kiến dân về quỹ này?

Bộ GTVT đã thực hiện đúng quy trình lấy ý kiến các cơ quan, các địa phương, ý kiến người dân qua trang thông tin điện tử của Bộ. Người dân quan tâm đọc thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi tìm hiểu kỹ hơn trên trang web. Các ý kiến phản hồi đã có ban xây dựng đề án của Bộ tập hợp.

Liệu có đúng là ý kiến của dân hay chỉ toàn ý kiến các bộ ngành và địa phương tập hợp lại?

 Theo ông Quyền, nhiều nước trên thế giới cũng khuyến cáo (kể cả các nước lớn) không ai dùng 100% ngân sách cho việc bảo trì đường bộ. Lào cũng có Quỹ bảo trì đường bộ 6-7 năm trước. Các nước khác tùy theo thu cầu thu theo đầu xe 4 chỗ từ 4 USD đến 750 USD/ năm cho bảo trì đường bộ. Mức đề xuất ở Việt Nam tương đương với 75 USD/năm.

Có chứ, người ta tập hợp chung các ý kiến địa phương, ban ngành và người dân. Ý kiến nào chúng tôi tiếp thu sẽ có giải trình khi trình lên Chính phủ. Trong đó, báo cáo đã nhận bao nhiêu ý kiến và xử lý tiếp thu thế nào.

Thế người dân hỏi những gì, thưa ông?

Có ý kiến là đã thu phí qua trạm thu phí rồi, sao lại thu qua xăng dầu nữa; nhưng chúng tôi đã kiến nghị sẽ bỏ các trạm thu phí nhà nước tránh phí chồng phí, chỉ còn lại một số trạm xây dựng theo phương thức BOT phải thu hết thời hạn.

Người dân cũng hỏi những đối tượng sử dụng xăng dầu không tham gia giao thông đường bộ thì hoàn trả thế nào, cách giải quyết như tôi đã nói trên.

Ý kiến nữa là, xe máy không gây hư hỏng đường, tại sao vẫn thu; chúng tôi giải thích mức độ tác động hư hỏng đường từ xe máy là ít chứ không phải không có. Trong quỹ bảo trì đường bộ còn có cả vấn đề quản lý khác như biển báo, sơn kẻ đường, đèn tín hiệu, điện chiếu sáng... phục vụ cả xe máy. Một số khác lại có ý kiến thu 1.000 đồng/lít xăng cao quá...

Quỹ này phần lớn thu tiền từ dân. Vậy việc chi tiêu sau này người dân có được giám sát?

Quỹ thu về sẽ nộp vào kho bạc nhà nước, sau đó phân bổ về quỹ của các địa phương. Hội đồng quản lý quỹ do Bộ trưởng Bộ GTVT làm chủ tịch, thứ trưởng các bộ: GTVT, Tài chính sẽ làm phó chủ tịch... Việc sử dụng sẽ phân bổ theo kế hoạch hàng năm. Kiểm toán, thanh quyết toán như sử dụng ngân sách nhà nước.

Đình Thắng
Thực hiện

MỚI - NÓNG