Nghìn người đứng chật đường chiêm ngưỡng vũ điệu cồng chiêng trên phố

Nghệ nhân trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên trong đêm khai mạc Festival
Nghệ nhân trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên trong đêm khai mạc Festival
TPO - Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 khai mạc lúc 20h ngày 30/11 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đến với Festival cồng chiêng năm nay, du khách bất ngờ với những trải nghiệm chân thật , mang bản sắc riêng của từng dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên.

Hôm qua, 26 đoàn nghệ nhân của các tỉnh Tây Nguyên trong trang phục truyền thống, tuần hành trên các trục đường về Quảng trường Đại Đoàn Kết. Hàng ngàn du khách và người dân đứng chật kín dọc các tuyến đường để chiêm ngưỡng những vũ điệu cồng chiêng trên đường phố.

Nghìn người đứng chật đường chiêm ngưỡng vũ điệu cồng chiêng trên phố ảnh 1 Nghệ nhân nhí đi cà kheo trên đường phố

Lễ hội đường phố bắt đầu bằng đoàn thiếu nhi đi cà kheo và múa xoan, mô tả sinh động tập tục văn hóa và sinh hoạt đời sống giàu bản sắc của cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên. Ở các buôn làng ở Tây Nguyên, tiếng cồng, tiếng chiêng và những điệu múa uyển chuyển, mạnh mẽ là món ăn tinh thần không thể thiếu trong những ngày hội.

Nghìn người đứng chật đường chiêm ngưỡng vũ điệu cồng chiêng trên phố ảnh 2 Hóa trang trong lễ hội đường phố

Trong các lễ hội ở các buôn làng Tây Nguyên thường có những bộ trang phục được làm bằng rễ cây, những chiếc mặt nạ bằng gỗ. Bởi đồng bào các dân tộc bản địa tin rằng các thế lực siêu nhiên có thể chi phối cuộc sống thường nhật của buôn làng nên họ rất kính trọng, cầu cạnh thần linh và cả ma quỷ. Trong những tình huống bất khả kháng, họ thường sử dụng mặt nạ để dọa nạt, tăng sức “chiến đấu” với ác ma.

Nghìn người đứng chật đường chiêm ngưỡng vũ điệu cồng chiêng trên phố ảnh 3 Nghệ nhân nhí diễu hành chân trần trên đường phố

Festival năm nay diễn ra từ ngày 30/11 đến 2/12 với nhiều chương trình đặc sắc như: Lễ hội đường phố, ngày văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trình diễn nghệ thuật dân gian, triển lãm ảnh về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng ...

Nghìn người đứng chật đường chiêm ngưỡng vũ điệu cồng chiêng trên phố ảnh 4 Nghệ nhân Tây Nguyên diễu hành

Một trong những hoạt động mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc là màn phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của hơn 1.000 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên như: Lễ cúng cây nêu cầu an của người Ê Đê, Lễ cúng sức khỏe của người M’Nông, Lễ cầu an của người Bahnar, Lễ sạ lúa của người Chu Ru, Lễ mừng nhà rông mới của người Bahnar…

MỚI - NÓNG