Người chết vẫn lĩnh tiền trợ cấp hàng năm

TPO - Có 17 đối tượng thuộc diện người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ mồ côi (trên 16 tuổi) đã hết hạn tiêu chuẩn, hoặc đã chết, nhưng vẫn được lập danh sách hưởng trợ cấp hàng chục triệu đồng. Sự việc xảy ra tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).

Tại kết luận số 337/KL-UBND của UBND huyện Lang Chánh nêu rõ, việc lập hồ sơ, thủ tục thực hiện chi trả chế độ chưa kịp thời. Đặc biệt, chế độ mai táng phí, có đối tượng đã chết từ năm 2009, nhưng mãi đến năm 2014 mới được nhận. Có 3 trường hợp thuộc đối tượng người có công đã chết, nhưng không cắt giảm, vẫn đưa vào danh sách lĩnh tiền trợ cấp. Số tiền sai phạm gần 18 triệu đồng.

Việc thực hiện chính sách cho các đối tượng bảo trợ xã hội (gồm người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật, nhận nuôi trẻ mồ côi dưới 16 tuổi, hộ nghèo đơn thân nuôi con, người cao tuổi không nơi nương tựa) có nhiều sai phạm. Cụ thể, cấp phát chế độ chậm trễ, đặc biệt cấp phát tiền truy lĩnh chênh lệch tăng mức trợ cấp thường rất chậm trễ.

Thống kê trong toàn xã Tân Phúc có tới 11 trường hợp đối tượng thuộc chế độ bảo trợ xã hội đã hết tiêu chuẩn hoặc đã chết, nhưng vẫn lập danh sách lĩnh tiền hàng năm, sai phạm lên tới gần 21 triệu đồng. Có 3 trường hợp nhận nuôi trẻ mồ côi đã quá 16 tuổi, nhưng vẫn liệt kê vào danh sách nhận trợ cấp, sai phạm lên tới 28,8 triệu đồng.

Từ những sai phạm chi trả trái quy định, sai đối tượng, chủ tịch UBND huyện Lang Chánh đã yêu cầu thu hồi nộp ngân sách nhà nước 67,66 triệu đồng, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm và có hình thức kỷ luật nghiêm đối với cán bộ chính sách, cán bộ chi trả…

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.