Dự thảo một số thông tư mới của Bộ Công an

Người dân được quay phim, chụp hình CSGT

Người dân sẽ được quay video, chụp hình giám sát CSGT làm nhiệm vụ Ảnh: Nguyễn Hoàn
Người dân sẽ được quay video, chụp hình giám sát CSGT làm nhiệm vụ Ảnh: Nguyễn Hoàn
TP - Bộ Công an vừa Dự thảo Thông tư lần 3 thay thế Thông tư 54/2009/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Theo đó, người dân sẽ có quyền ghi hình ảnh, ghi âm hoạt động tuần tra xử lý vi phạm của lực lượng CSGT.

Thông tư có 3 chương, 13 điều quy định chi tiết mục đích, nguyên tắc và nội dung thực hiện dân chủ, những việc công an nhân dân phải công khai, những việc nhân dân tham gia ý kiến, những việc nhân dân giám sát công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Tương tự dự thảo lần 2, tại Điều 5 quy định, cảnh sát phải công khai văn bản quy định về việc tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính, trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ phòng ngừa ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, các loại tội phạm trên tuyến giao thông.

Cảnh sát cũng phải công khai, tên, số điện thoại, số fax, hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử cơ quan, tên cấp bậc chức vụ của cán bộ làm nhiệm vụ. Ngoài ra, còn phải công khai trang phục, phương tiện thiết bị kỹ thuật, đối tượng, hành vi vi phạm kiểm soát…

Đáng chú ý, tại Điều 11 dự thảo lần này quy định hình thức giám sát của nhân dân thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ chiến sỹ. Ngoài ra, cá nhân tổ chức có thể giám sát công tác tuần tra thông qua các thông tin công khai, qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp với cán bộ, qua đơn khiếu nại, tố cáo.

Trao đổi với Tiền Phong ngày 9/10, thượng tá Nguyễn Quang Nhật - Phó trưởng phòng Tuyên truyền (Cục CSGT) cho biết thêm, từ những ý kiến tham khảo của dự thảo trước, dự thảo lần này kế thừa bổ sung cụ thể hơn về hình thức giám sát của người dân.

Cụ thể, người dân có thể ghi hình, ghi âm, trực tiếp quan sát hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm công khai của cảnh sát. Từ đó, có thể phản ánh tới các cấp quản lý trực thuộc về việc cán bộ thực hiện nhiệm vụ có đúng quy định của pháp luật, quy định điều lệ ngành. Tuy nhiên, việc ghi hình, ghi âm giám sát của người dân phải tuân thủ quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng hoạt động bình thường của cán bộ.

Một số trường hợp giám sát cản trở cảnh sát thực hiện nhiệm vụ như tại các khu cảnh sát làm nhiệm vụ có biển cấm ghi hình, chụp ảnh, khu vực quốc phòng, khu vực dẫn bảo vệ đoàn, quá trình công an thực hiện phối hợp truy bắt tội phạm... Đồng thời, người dân khi giám sát cũng cần có văn hóa và đảm bảo đúng các quy định pháp luật khác.

Cũng theo thượng tá Nguyễn Quang Nhật, trường hợp người vi phạm luật giao thông thực hiện việc ghi hình giám sát thì trước hết họ sẽ bị xử phạt với lỗi vi phạm. Việc ghi hình giám sát không được ảnh hưởng tới hoạt động xử lý vi phạm của cảnh sát, đồng thời hình ảnh phải phản ánh khách quan, trung thực đầy đủ. Từ đó, những phản ánh này, thủ trưởng cơ quan công an có cán bộ, chiến sỹ được nhân dân góp ý, nhận xét sẽ có trách nhiệm xem xét, xử lý (nếu có) kịp thời theo quy định.

Cũng theo thượng tá Nguyễn Quang Nhật, trường hợp người vi phạm luật giao thông thực hiện việc ghi hình giám sát thì trước hết họ sẽ bị xử phạt với lỗi vi phạm. Việc ghi hình giám sát không được ảnh hưởng tới hoạt động xử lý vi phạm của cảnh sát, đồng thời hình ảnh phải phản ánh khách quan, trung thực đầy đủ. Từ đó, những phản ánh này, thủ trưởng cơ quan công an có cán bộ, chiến sỹ được nhân dân góp ý, nhận xét sẽ có trách nhiệm xem xét, xử lý (nếu có) kịp thời theo quy định.

MỚI - NÓNG