"Người dân tập sống chung với tiêu cực"

"Người dân tập sống chung với tiêu cực"
"Người dân đang xem tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông như điều đương nhiên. Với ngành tòa án hiện tượng "chạy án" đã không còn là chuyện hiếm. Người dân phải tập chung sống với tiêu cực",
"Người dân tập sống chung với tiêu cực" ảnh 1

Đại biểu Phan Anh Minh. Ảnh: TTXVN.

Nguyên bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc phát biểu tại Quốc hội, ngày 3/11.

Nguyên bộ trưởng Tư pháp đề nghị Quốc hội phải có biện pháp chấn chỉnh tình trạng tha hóa trong của một bộ phận cán bộ, công chức. "Tôi cảm nhận đã đến lúc Quốc hội phải đặt lên bàn nghị sự này, không thể tránh, phải nhìn thẳng sự thật".

Sống liêm khiết lại bị nghi ngờ là giả tạo

Theo đạo biểu Vi Đức Được, hiện nay, để trở thành cán bộ liêm khiết, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực là rất khó. Ngoài ý chí của bản thân, người cán bộ còn chịu nhiều tác động từ phía gia đình, xã hội trước mỗi việc làm của mình.

"Nhiều lúc, anh liêm khiết còn bị người ta đánh giá là giả tạo, là ngụy trang khéo, bởi thời buổi này có là cán bộ kiểu gì mà lại không "ăn"... Còn bạn bè lại trách, chậm đổi mới tư duy, làm gì thì làm cũng phải chăm lo cho gia đình trước đã", ông nêu thực tế.

Theo ông, trong xã hội nhiều người biết, bức xúc trước các hiện tượng tiêu cực nhưng không phải ai cũng dũng cảm nêu ra. "Người ta chỉ còn một năm nữa nghỉ hưu, sai phạm sẽ không dễ gì bị xem xét, mà sẽ khoan khoan chờ họ nghỉ hưu, "hạ cánh" an toàn. Đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực bây giờ không dễ vì họ hình thành một dây, ê-kíp với nhau", ông nói.

Đề cập tới tình trạng tha hóa, ăn chơi của một số cán bộ công chức, đại biểu Nguyễn Thị Khái đề nghị phải xử lý thật nghiêm những người mua dâm.

"Tôi muốn biết con số cụ thể là bao nhiêu. Có bao nhiêu người nông dân bán ruộng để đi chơi gái, hay chỉ phần nhiều là cán bộ có chức quyền kiếm tiền không bằng mồ hôi nước mắt nên mới không tiếc tiền mua dâm", bà Khái thẳng thắn.

Tham nhũng, chuyện cũ năm nào cũng nhắc

Ông Trần Đình Long bắt đầu phần "diễn văn" 10 phút bằng việc đi ngay vào nhận xét: "Vi phạm pháp luật ngày càng tăng, nhất là tham nhũng. Loại hình tội phạm này đang trở nên phổ biến, diễn ra liên tục trong nhiều năm".

Theo ông Long, nguyên nhân của tình trạng báo động trên là bởi "đang diễn ra hiện tượng tha hóa trong một bộ phận công chức".

Đánh giá về thực trạng tham nhũng hiện nay, có đại biểu nhận định con số báo cáo trước Quốc hội ngày hôm qua của các cơ quan tư pháp chưa phản ánh thực chất tình hình, "cần phải chỉnh lý cho phù hợp".

Nhiều ý kiến còn băn khoăn về khâu kiểm sát các vụ án điều tra của Viện kiểm sát. "Hầu hết các vụ án lớn đều phải trả đi trả lại. Chất lượng thực hành quyền công tố chưa đạt yêu cầu", một đại biểu nhận xét.

Là người công tác lâu năm trong ngành công an, ông Phan Anh Minh nhìn nhận vấn đề này ở khía cạnh khác. "Những con số trên chưa nói lên điều gì. Trong hoạt động tố tụng, khi phát sinh tình tiết mới, việc trả hồ sơ giữa các cơ quan để điều tra bổ sung là bình thường".

Trước việc có đại biểu chưa bằng lòng vì vẫn còn tình trạng oan sai trong việc bắt người, truy tố và xét xử, vị Phó giám đốc Công an TP HCM đặt vấn đề: "Nếu nói hiện nay tỷ lệ oan sai là nhiều thì ở mức độ nào là chấp nhận được. Không làm gì cả thì sẽ không có oan sai".

Theo ông Minh, luật tố tụng hình sự cho phép bắt khẩn cấp người bị tình nghi, tức là cho không loại trừ hiện tượng cán bộ chần chừ khi áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp vì lo ngại giữa oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Việc cải tiến thủ tục phát mại tài sản thi hành án cũng được ông Minh nêu ra trước nghị trường Quốc hội.

Theo đại biểu này, do "mắc" ở nhiều quy định nên tài sản bị mất giá rất nhiều lần so với thời điểm bị kê biên, gây thiệt hại nghiêm trọng tới quyền lợi của công dân và nhà nước.

"Có vụ án ma túy tịch thu hàng chục ôtô tình trạng còn rất tốt mà xe của công an đuổi có khi còn không kịp. Nhưng giờ mang ra phát mại, giá trị không bằng 20% lúc ban đầu thu giữ".

Theo Anh Thư
VnExpress

MỚI - NÓNG