Người dân Thủ đô mua nước đóng bình về... tắm

Nhiều hộ dân trong Khu tập thể này đã hơn chục ngày nay bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng
Nhiều hộ dân trong Khu tập thể này đã hơn chục ngày nay bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng
Đã nhiều ngày nay, các hộ dân ở Khu tập thể Vườn Quả (Văn Trì, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) “cắn răng” bỏ tiền ra mua nước đóng bình về tắm, sinh hoạt… do mất nước sạch kéo dài.

Theo phản ánh của các hộ dân sinh sống tại khu tập thể nói trên cho biết, khoảng 15 ngày trở lại đây, tại khu vực này thường xuyên trong tình trạng mất nước sạch. Để đối phó với đợt “khô hạn” kéo dài này, nhiều gia đình đã phải sơ tán trẻ nhỏ và người già đi nơi khác hoặc xin nước những hộ dân xung quanh về dùng tạm trong 1-2 ngày, nhưng cũng không duy trì được lâu. Không thể “bỏ nhà” đi nơi khác ở, nhiều gia đình đã phải đi mua nước đóng bình về tắm rửa, sinh hoạt.

Bát, đũa nhà chị Thủy chất đống vì không có nước để rửa
Bát, đũa nhà chị Thủy chất đống vì không có nước để rửa

Quá “xót ruột” vì hàng ngày phải bỏ ra số tiền 60-70.000 đồng để mua nước đóng bình về dùng cho sinh hoạt thay thế nguồn nước máy bị mất kéo dài, chị Lê Thị Thủy (29 tuổi) ở dãy nhà B5 Khu tập thể nói trên cho biết: “Mất nước như này kéo dài cũng hơn chục ngày nay. Đêm nhà em phải thức trắng, hễ có nước là tranh thủ bơm lên téc nhưng cũng chẳng có, nhà có cháu nhỏ khổ lắm. Gia đình phải đi mua nước đóng bình với giá 12.000 đồng/bình, ngày cũng hết 5-6 bình. Cứ tình trạng này không biết chúng em còn cầm cự được bao lâu. Phải mua nước nên dùng cũng phải hết sức tiết kiệm, tắm cũng chỉ dội qua mấy gáo, không dám dùng xà bông vì sẽ tốn nước. Mong làm sao sớm có nước sạch để chúng em đỡ khổ”, chị Thủy cho biết.

Cùng ở dãy nhà với chị Thủy, bà Trương Thị Hưởng (52 tuổi) cho biết thêm, hôm nay (17/7) bà phải thức từ 2h sáng đến 5h cùng ngày nhưng cũng chỉ bơm được 4 lít nước. Một điều khó hiểu bà Hưởng thắc mắc, máy bơm chạy nhưng không có nước mà đồng hồ đo nước vẫn quay, nghĩa là nhà bà sẽ vẫn phải mất tiền nước mà lại không có nước. Để minh chứng cho điều mình nói là chính xác, bà Hưởng dẫn phóng viên ra chỗ đồng hồ nước và bật máy bơm lên, thì quả thật nước không chảy vào téc nhà bà, nhưng chiếc đồng hồ nước vẫn “nhảy số” bình thường.

Không có nước, nhưng khi bơm đồng hồ nước nhà bà Hưởng vẫn quay

Không có nước, nhưng khi bơm đồng hồ nước nhà bà Hưởng vẫn quay
Không có nước, nhưng khi bơm đồng hồ nước nhà bà Hưởng vẫn quay

Cách nhà bà Hưởng vài chục mét, nhà chị Minh (35 tuổi) cũng cùng chung cảnh ngộ, chị Minh chia sẻ: “Nhà có 2 con nhỏ, thỉnh thoảng vẫn phải sơ tán đi nơi khác. Còn để duy trì sinh hoạt, nhà tôi phải mua nước đóng bình về dùng, cũng xót ruột lắm nhưng không biết làm thế nào được”.

Không có nước, nhưng khi bơm đồng hồ nước nhà bà Hưởng vẫn quay
Cũng giống như nhiều nhà trong Khu tập thể, nhà chị Minh buộc phải mua nước đóng bình về để dùng sinh hoạt

1 hộ dân trong Khu tập thể Vườn Quả còn tận dụng nguồn nước xả của điều hòa để rửa rau, tưới cây...
1 hộ dân trong Khu tập thể Vườn Quả còn tận dụng nguồn nước xả của điều hòa để rửa rau, tưới cây...

Theo tìm hiểu, được biết, nguồn nước sạch mà các hộ dân sinh sống tại Khu tập thể nói trên sử dụng là do Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Từ Liêm cung cấp. Nhưng đơn vị quản lý trực tiếp, vận hành hệ thống mạng lưới đến từng hộ dân là Xí nghiệp Phát triển nông nghiệp Sinh thái và Dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, đã nhiều lần các hộ dân trong Khu tập thể Vườn Quả kiến nghị về tình trạng mất nước sạch như đã nói ở trên đến 2 đơn vị này nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

“Khi chúng tôi kiến nghị lên Xí nghiệp KDNS Từ Liêm thì họ nói là chỉ biết cung cấp nước đến đồng hồ tổng cho Khu tập thể và đồng hồ này vẫn quay. Còn việc cấp nước đến từng hộ dân trong khu tập thể là do Xí nghiệp Sinh thái và Dịch vụ du lịch quản lý, vận hành. Tuy nhiên, chúng tôi đã kiến nghị tới đơn vị quản lý trực tiếp này nhưng vẫn chưa được giải quyết. Mặt khác, do chúng tôi không được mua nước trực tiếp từ Xí nghiệp KDNS Từ Liêm nên phải chịu giá nước khá cao là 13.000 đồng/m3, áp dụng 1 khối cũng như nhiều khối nước” – một hộ dân tại dãy nhà B5 Khu tập thể Vườn Quả cho biết.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.