Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​

TPO - Trong không khí rộn ràng bởi những tiếng trống, điệu múa lân cùng màu sắc lấp lánh của những đồ chơi trên phố Hà Tĩnh, thì còn đó có một cụ ông vẫn lặng thầm với nỗi niềm hoài cổ để làm những chiếc đèn mang đậm nét Trung thu xưa.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 1 Theo thời gian nơi chốn thị thành, Tết Trung thu nay không còn phảng phất những hình ảnh của ngày Trung thu xưa. Nhiều người than phiền Tết Trung thu giờ chẳng đọng lại chút nào hương hoài cổ ấy, nhưng giữa lòng thành phố Hà Tĩnh vẫn còn ông Trương Việt Dũng (70 tuổi) - người “giữ hồn” Tết Trung thu xưa.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 2 Bước đến tuổi 70 nhưng ông Dũng đã có 30 năm gắn bó với nghề làm đèn Trung thu.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 3 Mỗi mùa Thu đến, căn nhà 3 gác nhỏ của ông Dũng ở con ngõ nhỏ đường Lý Tự Trọng (phường Bắc Hà – TP Hà Tĩnh) lại tràn ngập màu sắc của những chiếc đèn.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 4 Với ông, những chiếc đèn làm ra không chỉ là niềm vui trong ngày Rằm tháng 8 mà còn chứa đựng nhiều tâm tình, nỗi niềm hoài cổ mang phong vị Tết Trung thu xưa.
 
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 5 Đặc biệt, những chiếc đèn ông làm ra còn có ý nghĩa muốn gìn giữ, truyền tải bản sắc dân tộc đến thế hệ trẻ ngày nay.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 6 “Thủa thiếu niên thường hay xem mọi người trong thôn làm đèn Trung thu nên tôi cũng xem và học hỏi để làm. Cho đến khi lớn lên mưu sinh đủ nghề, nhưng cuối cùng vẫn chọn nghề này. Nó như một phần gợi lại ký ức thời vàng son của mình”, ông Dũng vui vẻ nói.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 7 Mỗi chiếc đèn ông sao được ông Dũng làm rất cầu kỳ. Nhìn thực chất là dễ nhưng mất thời gian, mỗi ngày bình quân ông chỉ hoàn thành được 2 cái đèn.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 8 Đèn được làm bằng các chất liệu gần gũi với con người Việt như tre, nứa, giấy bọc các loại. Đèn to nhất cũng dài từ 2m, còn đa phần ông làm loại nhỏ dễ cầm.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 9

Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 10 Những chiếc đèn của ông thường có kích cỡ khác nhau với 2 kiểu dáng chính là đèn ông sao và đèn cá chép.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 11 Thời thế đổi khác, đèn không bán chạy như xưa nhưng không bao giờ ông Dũng ngừng ý định thôi không làm nữa.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 12 Khi được hỏi về tương lai liệu còn tiếp tục duy trì nghề này, ông Dũng cũng chỉ biết cười trừ: “Nếu mai này tôi không còn thì cũng chưa biết thế nào, không làm nữa thì coi như thất truyền. Một số phụ huynh, giáo viên cũng đến để học hỏi cách làm, tôi cũng tận tình chỉ giúp”.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 13 Ông cũng buồn khi các món đồ mang đậm phong vị thuần Việt dần mai một, biến mất trong dòng xoáy thị trường.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 14 Nhưng với những người còn nặng tình với giá trị truyền thống, dường như con số năm nay bán ra được bao nhiêu, thu về mấy tiền hàng cũng chẳng quan trọng bằng việc cố gắng từng ngày lưu giữ lại cái đẹp của một thời quá vãng, hoen màu dần theo thời gian.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 15 Chiếc xe máy này đã theo ông hàng chục năm qua, đi các con phố, hẻm để bán đèn.
Người giữ 'hồn' Trung thu xưa giữa lòng thành phố ​ ảnh 16 Mặc dù, những năm gần đây khách hàng thường tìm đến nhà để mua hàng, nhưng ông Dũng vẫn thích tự mình chạy xe máy đi khắp những con đường thành phố và huyện lân cận.
  
Tin liên quan