Người phụ nữ sàng gạo bằng chân để kiếm sống

Người phụ nữ sàng gạo bằng chân để kiếm sống
Không có đôi tay nhưng hàng ngày, chị Hành vẫn làm nghề sàng gạo. Những công việc nhà như quét dọn, may vá, chị cũng làm thành thạo không kém người lành lặn.

Người phụ nữ sàng gạo bằng chân để kiếm sống

> Những phụ nữ làm nghề… bế lợn thuê
> 'Cô Tiên' hái ớt thuê kiếm tiền vào đại học

Không có đôi tay nhưng hàng ngày, chị Hành vẫn làm nghề sàng gạo. Những công việc nhà như quét dọn, may vá, chị cũng làm thành thạo không kém người lành lặn.

Mỗi ngày, chị kiếm được 20.000 - 30.000 đồng, nhưng cũng có hôm không được đồng nào vì sức khỏe yếu nên không sàng gạo được. Ảnh: Tiến Hùng
Mỗi ngày, chị kiếm được 20.000 - 30.000 đồng, nhưng cũng có hôm không được đồng nào vì sức khỏe yếu nên không sàng gạo được. Ảnh: Tiến Hùng.

Số phận không mỉm cười với chị Nguyễn Thị Hành (50 tuổi, sống ở phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Khi vừa sinh ra, chị đã không có đôi tay như bao đứa trẻ bình thường khác, nhà lại nghèo.

"Khoảng 7-8 tuổi, tôi bắt đầu nhận thức được sự thiệt thòi của mình. Suốt ngày, tôi chỉ biết nằm trong nhà khóc", chị Hành nhớ lại. Khi các bạn cùng trang lứa đến trường đi học thì những sinh hoạt hàng ngày của chị vẫn phải nhờ vào bố mẹ.

Cuộc sống gia đình thêm vất vả khi cha chị Hành mất sau vụ tai nạn, một mình mẹ chị phải làm lụng cả ngày ngoài đồng để kiếm từng bữa cơm cho ba chị em. Không muốn mẹ thêm gánh nặng vì lo lắng cho mình, hàng ngày, chị Hành vẫn lầm lũi một mình tập kẹp thìa xúc cơm, may vá, quét nhà… bằng chân.

Suốt 2 năm trời ròng rã học tập, giờ chị đã viết được bằng chính đôi chân của mình. Ảnh: Tiến Hùng
Suốt 2 năm trời ròng rã học tập, giờ chị đã viết được bằng chính đôi chân của mình. Ảnh: Tiến Hùng.

Để tập ăn, tập làm việc nhà mà đôi chân của chị đã không biết bao lần ứa máu, xây xước. Có những lúc mẹ không cho chị tập nữa vì quá thương con, không nỡ để con mình phải chịu đau. "Sợ bị mẹ la rầy, tôi quyết không khóc dù bật máu và tự nhủ rằng mình phải làm được gì đó bằng đôi chân của chính mình", chị Hành tâm sự.

Tới tận năm 12 tuổi, chị Hành vẫn chưa biết đọc, biết viết. Thấy các bạn cùng xóm tới trường, chị cũng nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Những lúc đó, mẹ chị chỉ biết ôm con và khóc.

Đúng lúc này ở quê chị có lớp bình dân học vụ dạy chữ cho những người dân trong làng. Hàng ngày, chị lén lút đứng ngoài cửa sổ nhìn người ta học. Thương cô bé kém may mắn, các thầy cô đã thay nhau đến tận nhà dạy chữ cho chị. Vật lộn với từng con chữ khiến người chị đau ê ẩm cả tối không ngủ được. Sau 2 năm trời ròng rã, chị cũng viết được bằng đôi chân của mình, có những khi bạn bè còn nhờ chị chép bài vì chữ chị đẹp.

Hàng ngày nếu không có việc gì làm, chị thường ở nhà phụ giúp những công việc nhỏ. Ảnh: Nguyễn Tiến Hùng
Hàng ngày nếu không có việc gì làm, chị thường ở nhà phụ giúp những công việc nhỏ. Ảnh: Nguyễn Tiến Hùng.

Không lâu sau đó, mẹ chị cũng qua đời. Chị Hành lại nương tựa vào chị gái Nguyễn Thị Màng, người đã gác lại hạnh phúc riêng để lo cho em. Hàng ngày, chị gái đi làm đồng còn chị Hành ở nhà trông nhà và làm những việc vặt như giặt giũ quần áo, quét nhà.

Thương chị vất vả, chị Hành nhận sàng gạo thuê cho người dân trong vùng để kiếm thêm vài đồng. Hàng xóm láng giềng thương người phụ nữ tật nguyền nhưng chịu thương chịu khó nên cũng thường mang gạo qua cho chị làm giúp. Khách của chị ngày càng đông. Có người đem gạo tới sàng cũng chỉ vì khâm phục, muốn tận mắt chứng kiến đôi chân khéo léo của chị Lành làm công việc mà người bình thường phải có cả hai tay khéo léo mới làm được.

Đã mấy chục năm trôi qua, dù mái tóc đã phai màu, sức khỏe cũng yếu dần nhưng chị vẫn cần mẫn với công việc của mình để mưu sinh giữa cuộc đời. Trong ngôi nhà xập xệ, chị Hành và chị gái vẫn sống nương tựa vào nhau.

Chia sẻ về hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Hành, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó chủ tịch phường Hương Vân, cho biết: "Nhà chị Hành là một trong những hộ nghèo nhất của phường. Chị ấy không được may mắn như người bình thường, nhưng chỉ với đôi chân của mình chị đã làm được rất nhiều việc có ích. Đó quả thật là một nghị lực phi thường khiến nhiều người phải nể phục”.

Theo Nguyễn Tiến Hùng
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.