Người quê nơi chôn nhau cắt rốn nói về ông Bá Thanh

Chiều 17/2 (29 Tết), con đường trải nhựa dài gần 400 m, rộng 4 m nối từ tỉnh lộ 605 vào nghĩa trang xã Hòa Tiến - nơi an táng ông Thanh đã hoàn thành để ngày 18/2 nghĩa trang đón một người con ưu tú của quê hương.

Dõi mắt nhìn về nghĩa trang ngày giáp Tết, cụ Trần Mạng (73 tuổi, trú xã Hòa Tiến) cho biết đến giờ người dân nơi đây vẫn chưa thể tin ông Thanh ra đi đột ngột như vậy. Theo cụ Mạng, với vùng quê nghèo khó này, ông Thanh từ lâu như một tấm gương mà người dân rất tự hào.

"Trước đây, dù bận việc ở thành phố nhưng ông ấy vẫn hay về đây hương khói cho ông bà trong gia tộc. Ngày ông ra Trung ương, chúng tôi mừng vì vùng đất cách mạng này lại có thêm người con nối nghiệp cha ông. Nhưng tiếc thay, ông ấy mới bắt đầu công việc ở Hà Nội chưa được bao lâu thì sinh bệnh. Bây giờ, ông rời xa chúng tôi thật rồi", ông Mạng nghẹn ngào.

Sinh thời, ông Nguyễn Bá Thanh là người gần gũi với nhân dân.

Sinh thời, ông Nguyễn Bá Thanh là người gần gũi với nhân dân.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà riêng, bà Nguyễn Thị Trung (64 tuổi, thôn Dương Sơn, xã Hòa Tiến, Hòa Vang) rơm rớm nước mắt kể từ ngày ông Thanh về nước chữa bệnh, mỗi lúc thấy báo, đài đưa tin sức khỏe có tiến triển tốt, cả thôn ai cũng mừng và hy vọng.

"Hôm trước, khi đang đi làm đồng nghe mấy đứa con gọi điện báo hung tin nhưng tôi không tin. Đến 14h, chúng tôi xuống nhà riêng ông ấy ở Cẩm Lệ thì đúng ông đã ra đi. Mọi người trong thôn cứ thẩn thờ như chính người thân của mình qua đời. Từ hôm đó đến nay, mỗi lúc bưng bát cơm ăn lại nhớ đến ông ấy", bà Trung kể.

Theo bà Trung, xã Hòa Tiến ngày xưa có truyền thống cách mạng nhưng rất nghèo. Nhưng từ khi ông Thanh lên làm Chủ tịch rồi Bí thư thành phố, đường sá mới được nâng cấp, mở rộng. Người dân có thêm việc làm, có của ăn của để.

"Mà đâu có riêng chi Hòa Tiến, từ ngày ông ấy lên làm lãnh đạo, cả thành phố này đều giàu lên, trở thành đô thị đẹp nhất miền Trung. Người bị bệnh hiểm nghèo đi bệnh viện không mất tiền. Tất cả thành quả ấy, công lớn là của ông Thanh. Một con người vì dân, vì nước như thế mà ông trời nỡ cướp đi mạng sống...", bà Trung tiếc thương.

Ông Nguyễn Văn Chỉnh, Phó thôn Dương Sơn (xã Hòa Tiến, Hòa Vang) bần thần cho biết khi nghe tin anh Thanh mất, bà con thôn Dương Sơn ai cũng buồn và tiếc nuối. Mọi người đều lần lượt xuống nhà ông ở Cẩm Lệ để được nhìn mặt lần cuối.

Rót ly trà mời khách, ông Chỉnh kể về ông Thanh tính tình ông suốt hàng chục năm dù trải qua nhiều chức vụ vẫn không thay đổi. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng cứ lúc nào ít việc, ông lại về quê đi vòng quanh làng để thăm bà con lối xóm.

"Mới năm trước, anh ấy còn về đây đánh cờ với chúng tôi. Nhà tôi chẳng có quan hệ họ hàng gì cả, nhưng từ khi nghe tin ông ấy mất, tôi cứ bần thần như mất đi người thân của mình”.

Thấy phóng viên đến, bà Nguyễn Thị Việt (55 tuổi, ở thôn Dương Sơn, Hòa Tiến, Hòa Vang) đã không giấu được sự tiếc thương người em họ - Nguyễn Bá Thanh của mình. Bà Việt kể trước kia, ông Nguyễn Bá Tùng (cha ông Bá Thanh) đi hoạt động cách mạng nên chỉ có ba mẹ con ở nhà.

Gia đình ông Thanh lúc đó thuộc diện nghèo. Để có tiền nuôi các con ăn học, ngoài việc làm đồng, mẹ ông còn mở sạp tạp hóa nhỏ để bán hàng kiếm tiền. Năm 1954, bố ông tập kết ra Bắc, để lại ba mẹ con nơi quê nghèo.

Đó là những tháng ngày vất vả. Mấy sào ruộng trên đồng đất khô cằn chẳng thể nào nuôi đủ ba miệng ăn. Bữa trưa, chiều cơm ít sắn nhiều, với những tô canh rau lá hái trong vườn nhà.

Người quê nơi chôn nhau cắt rốn nói về ông Bá Thanh
Bà Nguyễn Thị Việt kể lại những kỷ niệm thời thơ ấu của ông Thanh.

 

"Mặc dù xuất thân trong một gia đình nghèo khó, nhưng từ nhỏ Thanh đã nổi tiếng mạnh mẽ, cá tính và thông minh. Tố chất này đã theo chú ấy suốt cuộc đời", bà Việt nói và cho hay dù là người đứng đầu thành phố nhiều năm nhưng ông Thanh không hề có sự thiên vị nào với anh em trong dòng tộc.

"Tính chú Thanh vẫn vậy. Mỗi lần về quê, chú ấy thường nói với anh em trong họ muốn thoát nghèo thì phải chịu khó học hành, làm ăn. Đừng có nghĩ đến chuyện một người làm quan cả họ được nhờ. Chú cũng nói chỉ có thể cho cần câu chứ không bao giờ cho con cá", bà Việt kể.

Ông Nguyễn Bá Trung, em họ trong tộc của ông Thanh cũng cho biết dù giữ cương vị đứng đầu thành phố nhiều năm nhưng ông Thanh không hề quan cách. Năm nào cũng vậy, nếu có thời gian là ông Thanh bố trí về dự đám giỗ họ và uống rượu, chơi cờ với mọi người.

Trong họ có ai ốm đau, bệnh tật hay con cái cưới hỏi, khi biết ông đều về thăm, chia sẻ, động viên. "Âu cũng là do số mệnh. Cuộc đời anh ấy đã cống hiến hết mình cho nhân dân. Giờ về an nghỉ cạnh cha, ông, chắc chắn anh ấy cũng thanh thản", ông Trung nói. 

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.