Nhà Quốc hội phải xứng tầm là biểu tượng quyền lực của quốc gia

Nhà Quốc hội phải xứng tầm là biểu tượng quyền lực của quốc gia
TP - Chiều 22/3, ngày làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 11, Quốc hội (QH) khóa XI, các đại biểu QH đã thảo luận ở tổ về phương án xây dựng nhà QH.

>> 2010: Sẽ có Tòa nhà Quốc hội mới

Nhà Quốc hội phải xứng tầm là biểu tượng quyền lực của quốc gia ảnh 1
Phương án minh họa nhà Quốc hội

Đa số các đại biểu đều nhất trí với phương án lựa chọn trí xây dựng nhà QH tại lô D, Nhà Quốc hội phải xứng tầm là biểu tượng quyền lực của quốc gia.

Khu Trung tâm chính trị Ba Đình như tờ trình của Chính phủ. Tán thành chủ trương xây dựng nhà QH có kiến trúc đẹp, trang trọng, hiện đại thay cho Hội trường Ba Đình hiện nay và tạo được không gian kiến trúc hài hòa với các công trình kiến trúc đang  hiện hữu tại khu vực Ba Đình lịch sử.

Đối với Hội trường Ba Đình hiện nay có thể làm mô hình cùng với xây dựng hệ thống tư liệu hình ảnh để đưa vào bảo tàng lưu giữ lâu dài. Sau khi QH quyết định về chủ trương và vị trí, sẽ tổ chức thi mẫu kiến trúc mời các nhà thiết kế  cả trong và ngoài nước để lựa chọn kiến trúc tối ưu nhất và làm sao để xây dựng hoàn thành vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (2010).

Đại biểu Trần Khánh Chương (Hà Nội) cho rằng, kiến trúc nhà QH phải có tầm nhìn vài trăm năm, công năng đảm bảo phục vụ các hoạt động của QH hiện đại trong tương lai và phải thật hài hòa với không gian kiến trúc hiện có.

Họa sĩ Trần Khánh Chương (ĐBQH Hà Nội):

“Biểu tượng Quốc huy  đang được sử dụng rất tùy tiện”

Sử dụng biểu tượng Quốc huy hiện nay rất tùy tiện, sai hết với nguyên mẫu đã được duyệt, điều đó thể hiện tính thiếu nghiêm túc của chúng ta.

Nguyên mẫu Quốc huy chính thức được đảm bảo tỷ lệ và độ chính xác đến từng milimét, hình ảnh bông lúa (lúa nước) có 5 cộng với số hạt lúa là 54 (đại diện cho 54 dân tộc anh em).

Thế mà trên thực tế, kích thước tỷ lệ trong biểu tượng Quốc huy ở nhiều nơi sai hết cả; thậm chí có Quốc huy hình  ảnh bông lúa lại có 6 cọng, còn số hạt lúa thì không phải là 54, thậm chí có hình Quốc huy lại có cả hình bông lúa mì (như ở Đại sứ quán ta tại Hà Lan mà tôi đã đến).

Tôi đề nghị QH kiểm tra và chỉ đạo việc sử dụng biểu tượng Quốc huy phải thống nhất một mẫu chuẩn với nguyên mẫu. Nhất là ở tòa nhà QH mới.

“Chúng ta thấy khu Nhà hát Lớn mà người Pháp thiết kế có kiến trúc và quy hoạch rất đẹp, nay có xây dựng thêm các công trình mới trong khu vực cũng rất hài hòa. Làm sao nhà QH xây dựng cũng phải đảm bảo đẹp, hiện đại và hài hòa với các công trình kiến trúc hiện có như  Phủ Chủ tịch, trụ sở T.Ư Đảng, Bộ Ngoại giao…”- Ông Chương nói.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (Hà Nội) cho rằng cân nhắc cho đến bây giờ thì không có vị trí nào phù hợp hơn khu Ba Đình để xây dựng nhà QH, bởi nó đảm bảo cả về tính lịch sử và tính chính trị.

“Nhà QH là công trình biểu tượng  cho cả quốc gia, cả về quyền lực, cả về kiến trúc. Bộ Chính trị đã đồng ý phương án lựa chọn vị trí này và đề nghị Chính phủ trình ra QH quyết định về chủ trương và vị trí. Tôi xin nói thêm là phương án này hiện nay đã nhận được sự đồng thuận cao của đại diện các hội, đặc biệt là các bậc lão thành cách mạng”-Tổng Bí thư nói.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cũng hoàn toàn đồng tình với phương án lựa chọn vị trí xây dựng nhà Quốc hội tại vị trí lô D. Theo ông Phan Văn Khải, điều quan trọng nhất là phải lựa chọn kiến trúc, thiết kế công trình này thật sự hoành tráng, xứng tầm với ý nghĩa là trụ sở của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Các đại biểu QH cũng đề nghị QH nên ra một Nghị quyết riêng về chủ trương và vị trí xây dựng nhà QH chứ không gộp vào Nghị quyết chung cả kỳ họp.

MỚI - NÓNG