62 năm báo Tiền Phong ra số đầu tiên (16/11/1953 - 16/11/2015)

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đơn giản, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc

Nhà sử học Dương Trung Quốc.
Nhà sử học Dương Trung Quốc.
TP - Những năm qua, Tiền Phong là một trong những tờ báo đại diện cho thế hệ trẻ được công chúng đọc nhiều nhất. Tiền Phong cũng là tờ báo có những cây bút xuất sắc, nổi tiếng được bạn đọc mến mộ.

Qua theo dõi và so sánh, tôi thấy so với các báo khác, Tiền Phong rất xuất sắc trong các bài viết dạng điều tra, chống tiêu cực. Cách viết của Tiền Phong đơn giản, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Các bài viết không chỉ nêu ra vấn đề mà còn gợi ý để bạn đọc tiếp tục suy nghĩ sâu về những thông tin, vấn đề mà báo đã chỉ ra.

Hiện nay, khi đặt Tiền Phong với những tờ báo khác lên bàn để so sánh thì thấy Tiền Phong còn khá “nhẹ tay” vì quảng cáo ít. Điều đó khẳng định rằng, các bạn luôn quan tâm, ưu tiên đi sâu vào nội dung, đi sâu phục vụ độc giả.

Tuy nhiên, để tiếp tục khẳng định và phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tôi cho rằng Tiền Phong nên tăng cường công tác thông tin và phát hành ở khu vực miền Nam. Đây là thị trường có số lượng người đọc báo rất lớn nhưng sự xuất hiện của Tiền Phong trong khu vực đó còn chưa nhiều. Do đó, Tiền Phong cần cố gắng để nâng cao hiệu quả thông tin ở khu vực phía Nam hơn nữa. Ngoài ra, tuy Tiền Phong có ưu thế về mặt nội dung nhưng cũng đã đến lúc cần phải thay đổi nâng cao chất lượng mỹ thuật, trình bày tờ báo để sinh động, hấp dẫn bạn đọc hơn.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.