Nhà thu nhập thấp: Hơn 5 triệu đồng/m2?

Một số nhà đầu tư nước ngoài đang muốn vào VN xây nhà thu nhập thấp giá 5 triệu đồng/m2 Ảnh: Hồng Vĩnh
Một số nhà đầu tư nước ngoài đang muốn vào VN xây nhà thu nhập thấp giá 5 triệu đồng/m2 Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Trong khi giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội tới 11,6 triệu đồng/m2, một số nhà đầu tư nước ngoài khẳng định có thể xây loại nhà này với giá 250 USD/m2 (hơn 5 triệu đồng).

> Hồ sơ mua nhà giá rẻ phải kèm ảnh gia đình
> Giá nhà thu nhập thấp Việt Nam đắt gấp đôi khu vực
> Chưa có hành vi mua bán nhà thu nhập thấp

Một số nhà đầu tư nước ngoài đang muốn vào VN xây nhà thu nhập thấp giá 5 triệu đồng/m2 Ảnh: Hồng Vĩnh
Một số nhà đầu tư nước ngoài đang muốn vào VN xây nhà thu nhập thấp
giá 5 triệu đồng/m2. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Giảm giá nhờ công nghệ

Theo GS-TSKH Nguyễn Trường Tiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, mới đây một số nhà thầu Đức, Malaysia, Cuba… sang Việt Nam chào bán công nghệ tiên tiến làm nhà thu nhập thấp (TNT) cao 20 tầng với giá 250USD/m2. Với diện tích tối thiểu một căn hộ 55m2, chỉ cần từ 300 triệu đồng, người dân đã sở hữu được căn hộ với điều kiện nhà thầu phải có đất sạch, không phải giải phóng mặt bằng.

GS Nguyễn Trường Tiến cho biết, công nghệ kỹ thuật mà nhà thầu áp dụng là bê tông lắp ghép, bê tông dự ứng lực và bê tông siêu nhẹ. Cụ thể, thay vì làm cọc nhồi đặc như Việt Nam đang thực hiện thì họ làm cọc rỗng. Cọc rỗng có thể làm sâu hơn, nhỏ hơn.

Kỹ thuật trên cho phép giảm trọng lượng công trình, giảm mức chi phí vật liệu tối đa lên tới 50%. Ví dụ sàn dày 20 cm đặc kín bây giờ họ làm cũng 20 cm nhưng rỗng 10 cm ở giữa...Với công nghệ này, chất lượng công trình vẫn đảm bảo nhưng hạ được giá thành tối đa”.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nói: “Bộ hoàn toàn ủng hộ chủ đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào xây dựng nhà TNT. Chủ đầu tư chỉ việc đăng ký với chính quyền địa phương, nếu cần tư vấn thì Bộ Xây dựng sẽ tư vấn. Việc sử dụng công nghệ trong xây dựng mà nhà thầu nước ngoài đưa ra như bê tông siêu nhẹ, rỗng… chúng tôi rất khuyến khích.

Thậm chí chúng tôi còn ủng hộ việc xây nhà máy làm toàn bộ kết cấu thép, rồi chỉ việc đưa ra công trường lắp ghép. Sắp tới đối với nhà ở TNT sẽ được đưa vào quy hoạch chung, nằm trong khu đất lớn, đối tượng cũng sẽ mở rộng hơn sẽ tạo nên một nguồn cung nhà ở căn hộ dồi dào cho đối tượng thu nhập thấp”.

Nhà thu nhập thấp Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) bán với giá 8,8 triệu/m2 Ảnh: Ngọc Mai
Nhà thu nhập thấp Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) bán với giá 8,8 triệu/m2.
Ảnh: Ngọc Mai.

Có khả thi?

Hiện, nhà TNT ở Kiến Hưng (Hà Đông), Đặng Xá (Gia Lâm) chào bán với mức giá 11,6 triệu đồng/m2. Ông Nguyễn Văn Đa, Phó Tổng Giám đốc Vinaconex Xuân Mai (chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp Ngô Thì Nhậm, Kiến Hưng) tỏ ý nghi ngờ khi nhà thầu nước ngoài chào giá chỉ hơn 5 triệu đồng/m2:

“Phải xem họ đầu tư theo mức độ nào, làm bao nhiêu năm, bao nhiêu tầng? Mỗi nơi có một công nghệ riêng, ví dụ như trước đây chúng tôi làm nhà 5 tầng chỉ bán với giá 4 triệu/m2 ở Xuân Mai. Công nghệ sử dụng cũng như nhà cao tầng nhưng làm thấp tầng thì đương nhiên chi phí xây dựng sẽ thấp hơn nhà cao tầng”.

“Hiện Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam đã giúp một số nhà thầu Việt Nam tiếp cận với các nhà thầu Đức, Malaysia, Cuba, Nhật Bản…

Nếu cho phép nhà thầu nước ngoài vào và áp dụng công nghệ mới, chủ đầu tư có đất sạch thì trong vòng 6 tháng nữa Hà Nội có 10.000 căn hộ TNT.

Nếu tất cả là đất sạch, chính sách rõ ràng thì dự án 10.000 căn hộ, thậm chí là 40.000 căn hộ cho người TNT, chỉ làm trong vòng 2 năm là xong hết”. - GS. TSKH Nguyễn Trường Tiến 

Quỹ đất sạch trong nội thành hầu hết để xây chung cư cao cấp để bù lại giá đất. Vì vậy, nhà TNT nếu được đất sạch thì không chỉ nhà thầu nước ngoài chào giá rẻ mà ngay cả nhà thầu trong nước cũng làm được với giá như vậy”.

Theo GS Tiến, hiện kỹ thuật xây dựng ở Việt Nam quá lạc hậu. Ví dụ, bê tông nước ngoài dùng tới mác 600-700 rồi nhưng ta vẫn chỉ dùng mác 300- 400. Tiếp nữa là chất lượng nguồn nhân lực của ta chưa tốt.

“Chúng ta có tiêu chuẩn về sản phẩm nhưng không có tiêu chuẩn đánh giá về kỹ sư và kiến trúc sư. Cho nên ai cũng là kiến trúc sư và ai cũng là kỹ sư. Chúng ta có bất cập về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, bất cập về quản lý tiêu chuẩn con người. Chúng ta rất thiếu cơ chế để khuyến khích khoa học kỹ thuật, công nghệ đi vào cuộc sống”, GS Tiến nói.

Ngoài ra, theo GS Tiến, kỹ thuật công nghệ trong bê tông, cọc trên thế giới dùng rất nhiều nhưng vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Chính sách của Việt Nam chưa cho phép áp dụng công nghệ mới vì khi giảm giá thành công trình, kéo theo giảm chi phí thiết kế, chi phí tư vấn vì tính theo giá trị phần trăm của công trình. Điều này không khuyến khích người kỹ sư tư vấn, thiết kế áp dụng kỹ thuật mới.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nói: “Tôi nghĩ hoàn toàn khả năng có thể làm được. Hiện nay thì tiền đất rất tốn kém. Chúng ta mất gì mà không ủng hộ với đề xuất này của nhà thầu nước ngoài. Xem họ làm thế nào bởi họ làm cũng vì lợi ích của họ nữa. Nếu không để họ làm thì làm sao biết nó có thể khả thi hay không”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG