Nhân chứng lịch sử nói gì trong lễ khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa?

TPO - Nhiều nhân chứng lịch sử đã có mặt từ rất sớm trong buổi lễ khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) sáng nay (28/3).
Ông Nguyễn Văn Dữ (65 tuổi, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Ông từng tham gia lính địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Nam, ngày 27/1/1973, trung đội của ông xuống chiến hạm Trần Khánh Dư rời Đà Nẵng ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo. Ông đã có khoảng thời gian 3 tháng sống trên đảo.

Ông Trần Văn Sơn (71 tuổi, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà), cũng ra Hoàng Sa vào năm 1973, làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo.

 
Nhân chứng lịch sử nói gì trong lễ khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa? ảnh 1 Ông Lê Đình Rê mang tới bức ảnh chụp mình trên tàu Quân vận QV9798. Năm 1974, tàu này thực hiện cứu hộ tàu chiến của Việt Nam trong trận Hải chiến Hoàng Sa. Hiện ông là nhân chứng duy nhất trên tàu cứu hộ đang sinh sống tại Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Trần.
Nhân chứng lịch sử nói gì trong lễ khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa? ảnh 2 Những nhân chứng Hoàng Sa được giới thiệu trong Nhà trưng bày. Ảnh: Thanh Trần. 

Như Tiền Phong đã thông tin, sau hơn hai năm khởi công xây dựng, nhà trưng bày Hoàng Sa chính thức khánh thành, mở cửa cho người dân tham quan. Hệ thống tư liêu, hình ảnh, hiện vật được bố trí trưng bày trong 3 tầng, theo các chủ đề: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa, Hoàng Sa trong thư tịch cổ Việt Nam trước thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa trong thư tịch cổ thời nhà Nguyễn (1802-1945), bằng chứng chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 – 1974, bằng chứng chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.

MỚI - NÓNG