Nhân viên y tế tiếp tay cò bệnh viện

Một bệnh viện quá tải. Ảnh minh họa
Một bệnh viện quá tải. Ảnh minh họa
TP - Ngày 6-7, tại cuộc họp về việc giải quyết vấn đề cò bệnh viện, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), thừa nhận nếu không có sự tiếp tay của nhân viên y tế thì cò khó có khả năng đưa bệnh nhân vào các khoa, phòng khám chữa bệnh.

> Nguy cơ quốc nạn 'nốc ao' quốc sách

Cò khắp nơi

Sự có mặt của các bệnh viện (BV) đầu ngành như BV Phụ sản T.Ư, BV K, BV Mắt, BV Nhi T.Ư cùng đại diện cơ quan công an, lãnh đạo Bộ Y tế tại cuộc họp cho thấy mức độ nóng và phức tạp của nạn cò BV hiện nay. Cơ quan chức năng chưa thống kê được có bao nhiêu trường hợp cò bị xử lý.

Những ai từng đi qua cổng BV Mắt T.Ư hẳn không còn ngạc nhiên với hình ảnh cò lao ra đường chặn xe người đến khám để dắt mối khám bệnh. Tình trạng này xảy ra nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ông Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc BV Mắt T.Ư, nói cò hoạt động công khai trong và ngoài BV với các công đoạn như bán sổ khám bệnh, môi giới làm xét nghiệm, phẫu thuật, đưa bệnh nhân đến phòng khám tư nhân.

nói bệnh nhân có trường hợp sẽ được khám bác sĩ của BV vừa giỏi vừa nhanh. Thế nhưng có trường hợp bệnh nhân vừa đưa tiền cho cò xong thì cò mất hút.

Ông Hiệp cho biết, BV thường xuyên phát loa tuyên truyền, dán thông báo ở cổng BV để người dân đề phòng, cảnh giác với nạnnhưng nhiều người vẫn mắc bẫy.

Ông Phạm Đức Mục, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay, trong một lần đi khám ở BV Mắt, ông cũng bị cò mồi chài.

Theo đại diện BV K, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do tình trạng quá tải diễn ra triền miên tại BV, khiến người bệnh nản chờ đợi xếp hàng nên thỏa thuận với cò để hy vọng nhanh chóng được khám chữa bệnh.

Phần lớn bệnh nhân bắt tay với cò đến từ các địa phương xa Hà Nội. Nhiều cò giả làm bệnh nhân để hoạt động ngang nhiên trong BV.

Ban lãnh đạo BV K thường xuyên nhắc nhở người dân cảnh giác với tình trạng cò, đồng thời mở rộng phòng khám, xét nghiệm thực hiện từ 6h30 sáng, ký hợp đồng với công an phường Hàng Bông để giữ an ninh trật tự nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Mới đây, BV xử lý bằng hình thức khiển trách trước toàn bệnh viện một bác sĩ vì tiếp tay cho cò.

Tại BV Việt - Đức (Hà Nội), khu vực khám bệnh không có tình trạng cò, nhưng tại khu vực chờ mổ thì hoạt động này diễn ra thường xuyên. Đại diện BV Việt- Đức cho biết, theo quy định của BV, nhân viên y tế khoác áo trắng đi đón bệnh nhân, giúp bệnh nhân thanh toán viện phí hay khám bệnh sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào bị xử phạt.

Chưa xử lý được

Theo ông Hiệp, dù đã có sự phối hợp với công an, chính quyền nơi BV hoạt động, nhưng không cải thiện được tình hình. Chế tài xử lý cò chưa được quy định rõ ràng nên rất khó giải quyết tận gốc.

Ông Nguyễn Huy Quang cho rằng có sự móc ngoặc của nhân viên bệnh viện và đã có quy chế BV để xử lý, nhưng điều quan trọng là giải quyết vấn nạn này thế nào để người bệnh không bị hại.

Bác sĩ Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc BV Phụ sản T.Ư, cho biết nhiều khi cò lại chính là những cán bộ đã từng làm tại BV mới nghỉ hưu được vài năm, giờ đưa người đến nhận là người nhà, họ hàng nên cũng khó có thể xử lý.

Theo ông Nguyễn Việt Chức, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội), không ít quận - huyện chưa quan tâm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung và cò bệnh viện nói riêng, nhiều nhân viên bệnh viện móc ngoặc với .

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG