Nhiều cán bộ Đồng Nai ‘dính chàm’

Nhiều cán bộ Đồng Nai ‘dính chàm’
Ba cán bộ gồm: Lê Văn Kỷ (Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng TP. Biên Hòa), Trần Văn Ngọc (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hóa An) và Trịnh Văn Long (cán bộ địa chính xây dựng xã Hóa An) đã bị Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đình chỉ công tác ngày 27/8.

Nhiều cán bộ Đồng Nai ‘dính chàm’

> Nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn lĩnh 18 năm tù

> Hé lộ những lời khai nhạy cảm không được đăng tải của Bạc Hy Lai 

Ba cán bộ gồm: Lê Văn Kỷ (Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng TP. Biên Hòa), Trần Văn Ngọc (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hóa An) và Trịnh Văn Long (cán bộ địa chính xây dựng xã Hóa An) đã bị Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đình chỉ công tác ngày 27/8.

Ba ông này đã để xảy ra tình trạng san lấp, phân lô bán nền và xây dựng trái phép tại xã Hóa An. Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cán bộ trên, ông Hồ Phi Hùng tự phân lô đất nông nghiệp bán cho 86 người xây nhà trên đất quy hoạch trồng lúa, cây xanh, nuôi trồng thủy sản... Trước đó, ngày 23-8, Công an TP. Biên Hòa đã ra lệnh bắt tạm giam ông Hồ Phi Hùng về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng ông Hùng đã đi khỏi nơi cư trú.

Ngày 26/8, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Ngô Anh Tuấn (56 tuổi, nguyên Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất) để điều tra hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản”. Ba bị can khác liên quan đến vụ án này là Ngô Tấn Sa (49 tuổi, nguyên Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thống Nhất), Bùi Thị Hảo (35 tuổi, nguyên kế toán trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thống Nhất) và Ngô Thị Xuân Thu (32 tuổi, nguyên kế toán trưởng Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất) cũng bị khởi tố về các hành vi “cố ý làm trái và tham ô tài sản”.

Theo kết quả điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, lợi dụng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của UBND tỉnh, từ năm 2010 đến nay, ông Ngô Tấn Sa đã cùng Ngô Anh Tuấn ký khống hàng loạt hợp đồng đào tạo nghề để lấy tiền Nhà nước bỏ túi. Ông Tuấn đã ký khống hợp đồng mở 46 lớp đào tạo nghề với Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật số 2 với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng; mở 22 lớp đào tạo với Trung tâm dạy nghề Sông Hương với số tiền 820 triệu đồng.

Ông Tuấn còn câu kết với Cơ sở may Phú Khang và Công ty TNHH may Á - Âu ký hai hợp đồng đào tạo nghề cho 566 học viên với số tiền 1,8 triệu đồng/người. Sau khi hoàn tất hồ sơ quyết toán, ông Tuấn được các công ty trên chi “huê hồng” gần 500 triệu đồng. Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất còn chi sai mục đích hàng trăm triệu đồng. Ông Tuấn sau khi nhận số tiền trên đã chi lại một phần cho ông Sa. Những việc làm sai trái của các ông Tuấn, Sa có sự giúp sức của Thu và Hảo.

Theo Song Ngân
Công An TPHCM

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG